Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMối liên hệ giữa Sáng kiến “Vành đai, con đường” và việc...

Mối liên hệ giữa Sáng kiến “Vành đai, con đường” và việc Covid-19 bùng phát mạnh tại Italy hiện nay

Từng là nước tham gia mạnh mẽ nhất vào Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc tại châu Âu, hiện nay Italy lại là nước châu Âu chịu ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng không khó để nhận ra rằng có một mối liên hệ giữa yếu tố quan hệ với Trung Quốc, mà cụ thể ở đây là sự hiện diện của BRI và việc bùng phát dịch bệnh ở Italy.

Italy là nước đầu tiên trong Nhóm G7 tham gia BRI của TQ

Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Italy kết thúc ngày 23/3/2019 với việc hai nước ký tổng cộng 29 thỏa thuận hợp tác, trong đó có Bản ghi nhớ (MoU) về việc Italy tham gia BRI. Các thỏa thuận được ký có giá trị ban đầu là 2,5 tỷ euro và có thể sẽ tăng lên tới 20 tỷ euro sau đó. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình được đánh giá là càng thắt chặt hơn nữa quan hệ hai nước, nhất là khi hai bên ký 10 thỏa thuận liên quan đến các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như giao thông vận tải, năng lượng, thép, tài chính và đóng tàu. Đặc biệt, việc Italy trở thành nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đầu tiên tham gia BRI của Trung Quốc.

Với Trung Quốc, việc thu hút được Italy, nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tham gia BRI, có thể coi là một thành công, mở cánh cửa để Bắc Kinh tiến sâu vào châu Âu. Tuy nhiên, cái bắt tay giữa lãnh đạo hai nước đang khiến một số nước Liên minh châu Âu (EU) quan ngại, cho rằng thỏa thuận giữa Italy và Trung Quốc có thể làm gia tăng sự chia rẽ giữa các nước thành viên EU bởi lâu nay EU vẫn chỉ trích BRI chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các công ty của Trung Quốc và có khả năng tạo nên các “bẫy nợ” ở những nước nghèo. Việc tham gia BRI cũng có khả năng làm gia tăng những căng thẳng giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền ở Italy.

Cùng với mối quan hệ nồng ấm, sự hiện diện và qua lại của TQ ở Italy ngày càng gia tăng

Italy và Trung Quốc thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2004. Kim ngạch thương mại song phương hai nước hiện đã vượt mức 50 tỷ USD. Với việc tham gia BRI, Italy có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc, một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng. Thỏa thuận BRI của Italy với Trung Quốc chắn chắn bao gồm một chương trình nghị sự. Nhưng giới phân tích đánh giá tầm quan trọng thực sự của nó không phải là về các khoản đầu tư, việc xây dựng các cảng biển, hay tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa của Trung Quốc. Italy không phải là đồng minh của Trung Quốc, nhưng một số nhà phân tích cho rằng Rome có thể sẽ ít nhiều ngả theo hướng có lợi cho chương trình nghị sự chiến lược của Bắc Kinh. Các nhà đầu tư Trung Quốc hiện sở hữu tập đoàn Pirelli của Italy, một trong những nhà sản xuất lốp ô tô hàng đầu thế giới.

Nền kinh tế lớn thứ 3 của khu vực Eurozone đang là một đối tác thương mại và đầu tư của Trung Quốc, dù nhỏ hơn so với những nước khác ở châu Âu. Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhận định “Trung Quốc và Italy là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng”. Theo đó, ông Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến việc cải thiện sự qua lại giữa Italy và Trung Quốc, cùng “xây dựng các cảng” nhằm tạo ra “một kỷ nguyên mới của BRI” trong các lĩnh vực như vận tải hàng hải. Các cảng được nhắc tới đó là Trieste và Genoa nằm ở phía Bắc Italy.

Sau TQ, Italy trở thành ổ dịch Covid-19 mới ở châu Âu

Tính đến ngày 25/2, Italy đã ghi nhận thêm 72 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người nhiễm lên 229. Vùng Lombardy, khu vực ở phía Bắc Italy với thủ phủ Milan, ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 172 trường hợp, trong đó 5 người tử vong. Ít nhất 10 thị trấn miền Bắc Italy với dân số khoảng 50.000 người đã bị phong tỏa từ ngày 23/2 để ngăn virus lây lan. Như vậy, Italy hiện là ổ dịch Covid-19 lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc và du thuyền Diamond Princess. Chính quyền vùng Lombardy và Veneto, nơi dịch Covid-19 bùng phát và đang lây lan nhanh chóng, đã yêu cầu các trường học ngừng hoạt động trong ít nhất một tuần, đóng cửa bảo tàng, rạp chiếu phim, đồng thời hủy hai ngày cuối của lễ hội Venice. Trước tình hình này, một số quốc gia đã khuyến cáo người dân không nên đi du lịch và đình chỉ các hoạt động giáo dục tới Italy. Đến nay mặc dù giới chức Italy vẫn cho biết chưa xác định đường lây truyền Covid-19 tại nước này, song việc có nhiều người Trung Quốc sang làm ăn, sinh sống tại Italy và ngược lại từ Italy sang Trung Quốc trong bối cảnh hai bên đang thắt chặt quan hệ thì việc dịch bệnh bùng phát, lây lan nhanh là điều dễ hiểu.

RELATED ARTICLES

Tin mới