Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ có chuyến thăm tới Việt Nam tại cảng Đà Nẵng trong hai ngày 6-7/3. Đây là sự kiến được dư luận quan tâm, giới chuyên gia cũng đưa nhiều đánh giá, bình luận về ý nghĩa và những thông điệp từ chuyến thăm này, trong bối cảnh các tranh chấp Biển Đông vẫn diễn ra phức tạp.
Chuyên gia Bill Hayton từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh
Theo chuyên gia Bill Hayton, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ đã được hai bên tiến hành từ lâu, do các chuyến thăm của tàu mất nhiều thời gian để tổ chức. Vì vậy, thông điệp của chuyến thăm là để chứng minh sự phát triển hơn nữa của quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Ngoài ra, cũng những thông điệp riêng nhắm vào Trung Quốc. Chuyên gia Bill Hayton cũng nhận định rằng một điều quan trọng là chuyến thăm này đang diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. “Năm ngoái, Trung Quốc xâm phạm các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và Malaysia với các tàu khảo sát dầu khí, địa chất được hộ tống bởi lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu cá đông đảo, chuyên gia Bill Hayton cho biết.
Đầu năm nay (2020), Bắc Kinh cũng đã gửi một đội tàu đánh cá, cũng được hộ tống bởi lực lượng bảo vệ bờ biển, vào EEZ của Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Việt Nam đã kêu gọi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và lợi ích chung của các nước ở Biển Đông. Sự kiện này đánh dấu lần thứ hai một tàu sân bay của Hải quân Mỹ cập cảng ở quốc gia Đông Nam Á kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Vào tháng 3/2018, chuyến thăm của USS Carl Vinson với hơn 5.000 thủy thủ đoàn đã trở thành sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau năm 1975. Sự kiện được coi như một biểu tượng của sự thống nhất giữa những căng thẳng sôi sục trong sự giàu có tài nguyên Biển Đông. Chuyên gia Bill Hayton cho rằng sự xuất hiện của tàu sân bay Mỹ đóng vai trò như một tuyên bố thách thức đối với các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chuyên gia Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia)
Chuyên gia cho rằng chuyến thăm của USS Theodore nhấn mạnh việc Mỹ dự định duy trì sức mạnh hải quân ưu việt ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trong các tài liệu chính sách chiến lược khác nhau, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ và đối thủ cạnh tranh. Các tài liệu cũng xác định Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên và chỉ trích Trung Quốc về các hành vi đe dọa ở Biển Đông. Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một trong ba mũi nhọn trong chiến lược của quân đội Mỹ. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực và sự hiện diện của nó ở Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh, ông Carl Thayer cho biết.
Trước khi thăm Việt Nam, tàu sân bay Mỹ đã tham gia các hoạt động hợp tác tại Australia và đã bị tàu khảo sát khoa học Hướng Dương Hồng của Trung Quốc 01 theo dõi. Sự có mặt của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ John Aquilino và Tổng lãnh sự Mỹ Marie Damour tại lễ đón tàu USS Theodore Roosevel cho thấy sự coi trọng của cả hai phía trong sự kiện này. Sau sự kiện Trung Quốc xâm phạm EEZ của Việt Nam hồi tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đến thăm Việt Nam vào tháng 11 và tuyên bố Mỹ sẽ tặng Việt Nam một tàu chiến để tăng cường tuần tra trong khu vực. Chuyên gia Carl Thayer nhận định sự hiện diện của tàu sân bay của Mỹ ở Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc quan tâm và đặc biệt là việc nơi tiếp theo ở Đông Nam Á mà con tàu này sẽ tới.