Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDưới thời tân Thủ tướng muhyiddin yassin: Cơ chế tham vấn song...

Dưới thời tân Thủ tướng muhyiddin yassin: Cơ chế tham vấn song phương Malaysia – TQ sẽ còn hiệu lực

Dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng muhyiddin yassin, Malaysia sẽ tiếp tục duy trì cơ chế tham vấn biển song phương với Trung Quốc hay không đang còn là một ẩn số đối với các nước, nhất là những nước tồn tại tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và các nước có lợi ích, an ninh trong vùng biển này.

Tàu Trung Quốc gây rối ở bãi cạn Luconia

Tuyên bố chủ quyền của Malaysia ở Biển Đông

Lợi ích Biển Đông to lớn là nguyên nhân chính để Malaysia đề xuất và kiên trì tuyên bố chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, cũng giống những nước Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền khác, trước những năm 70 của thế kỷ 20, Malaysia chưa đưa ra kiến nghị gì đối với Trung Quốc về việc sử dụng chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Cũng có thể nói là một giai đoạn tương đối dài sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cái gọi là tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Malaysia là không tồn tại, và nguồn gốc của tranh chấp bắt nguồn từ một tấm bản đồ ranh giới lãnh hải và thềm lục địa mới xuất bản năm 1979 của Malaysia.

Tấm bản đồ mới với tỷ lệ 1:150 này ghi rõ ranh giới tuyên bố chủ quyền thềm lục địa của hai bang Sabah và Sarawak của Đông Malaysia, đưa 12 hòn đảo phía Đông Nam Biển Đông vào phạm vi tuyên bố chủ quyền của mình. 12 hòn đảo này và vùng lãnh hải của nó đều đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước đòi hỏi chủ quyền khác.

Trước những năm 1980, Malaysia vẫn chưa đưa quân đến xâm lược các hòn đảo ở Trường Sa, mà đẩy nhanh lập pháp biển trong nước, đồng thời phân vùng lãnh hải liên quan, tiến hành mời gọi đấu thầu dầu khí bên ngoài, nhằm thu được lợi ích từ thăm dò dầu khí phi pháp ở vùng biển Trường Sa. Ngày 28/7/1966, Malaysia dựa trên “Công ước luật biển Genève” năm 1958 phát hành “luật thềm lục địa”, tuyên bố đường ranh giới hoặc độ sâu cho phép khai thác là 200m bên ngoài thềm lục địa, sau đó năm 1972 đã chỉnh sửa, năm 2009 trình lên quốc hội “luật thềm lục địa” (bản chỉnh sửa). Malaysia căn cứ vào đó đưa ra ranh giới thềm lục địa của nước này bao gồm phía Nam của quần đảo Trường Sa, có thể nhìn thấy từ phía Tây Bắc của bang Sabah. Năm 1969 Malaysia còn công bố “Pháp lệnh khẩn cấp số 7”, pháp lệnh này do nguyên thủ tối cao ký kết, quy định bề rộng lãnh hải của Malaysia là 12 hải lý.

Vào những năm 1970, Malaysia bắt đầu bằng phương thức xuất bản đồ và lập pháp để đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với một số hòn đảo và lãnh hải ở Trường Sa. Sau khi công bố tấm bản đồ nói trên vào tháng 12/1979, ngày 25/4/1980 Malaysia lại đưa ra “Tuyên bố của quốc vương Malaysia Sultan Haji Ahmad Shah”, đề xuất thành lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới bên ngoài thềm lục địa mà họ quan niệm về cơ bản là giống nhau. Năm 1984, Malaysia công bố “Luật vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia”, và dựa vào luật này đã đưa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý vào phạm vi quản lý của Malaysia. Theo ước tính, tổng diện tích của Vùng đặc quyền kinh tế Malaysia là 475.741 km2, sự mở rộng Vùng đặc quyền kinh tế này cơ bản là khu vực gần biển của hai bang  Sabah và Sarawak phía Đông Malaysia, điều này đương nhiên nảy sinh sự chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng đã tuyên bố chủ quyền và tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

Để củng cố chủ quyền đã tuyên bố của mình, Malaysia từ năm 1983 đến năm 1999 đã sử dụng vũ trang chiếm trái phép 5 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và lần lượt cho quân chiếm đóng tại 5 hòn đảo này, xây dựng nơi đóng quân. Nhưng những hòn đảo này nằm ở phía Đông Nam của Biển Đông, cách xa lãnh thổ của Malaysia, lực lượng phòng vệ rất yếu, không có lực lượng hải quân và không quân có sức răn đe mạnh mẽ để hậu thuẫn phòng vệ, đương nhiên là không thể duy trì được.

Bản chất cơ chế tham vấn song phương Malaysia-Trung Quốc

Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah và  Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (12/9/2019), quan chức Trung Quốc đã công bố về một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác về vấn đề hàng hải. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc và Malaysia đã đồng thuận thiết lập một cơ chế đối thoại chung để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhấn mạnh đây là nền tảng mới cho hoạt động đối thoại và hợp tác của hai bên. Trong khi đó, ông Saifuddin cho biết, cơ chế này sẽ được Bộ Ngoại giao của hai nước chỉ đạo thực hiện.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu nhận định cơ chế song phương trong kế hoạch không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông. Malaysia vẫn nhất quán quan điểm cho rằng, thông qua ASEAN mới là con đường duy nhất để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông. Cơ chế này không nên bị đánh đồng thành các cuộc đàm phán song phương về Biển Đông.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu khu vực và quốc tế cũng đưa ra những cảnh báo đối với Malaysia khi thiết lập cơ chế tham vấn song phương với Trung Quốc. Ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho biết, cho đến nay, Trung Quốc phản đối hầu hết các yêu sách chủ quyền hàng hải của Malaysia. Bắc Kinh ngang nhiên khẳng định yêu sách phi lý của họ trải dài tới 2.000km từ lục địa, đến cả các vùng biển ở gần Malaysia, Việt Nam và Philippines. Không những vậy, giới nghiên cứu nhận định cơ chế này khó có thể tạo ra bất kỳ bước đột phá nào tiến tới giải quyết tranh chấp Biển Đông, giải thích rằng cơ chế này không đả động gì đến Biển Đông. Theo đó, các cơ chế tham vấn song phương kiểu này thường liên quan nhiều hơn đến quan điểm và nhận thức như trường hợp cơ chế tham vấn song phương giữa Philippines và Trung Quốc.

Tồn tại hay xóa bỏ

Hiện nay rất khó để phán đoán cơ chế tham vấn song phương về biển giữa Malaysia và Trung Quốc có thể tiếp tục được duy trì hay chấm dứt. Tuy nhiên, dựa trên một số động thái gần đây của Malaysia cho thấy nước này đang gia tăng các hoạt động khẳng định “chủ quyền” trên Biển Đông, đồng thời tìm cách thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến chủ trương, chính sách của Malaysia trong vấn đề Biển Đông, cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và Malaysia liên quan giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Vì vậy, có thể nhận định rằng cơ chế tham vấn song phương giữa hai nước hoạt động không hiệu quả và không góp phần “thúc đẩy” hai nước tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới