Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay nhìn bề ngoài thì vẫn là hữu nghị, hợp tác toàn diện. Nhưng bên trong thì quá nhiều chuyện bất đồng, mà bất đồng nặng nề nhất, khó giải quyết nhất là vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Để che đậy những ý đồ biến Biển Đông thành cái ao của nhà mình, Trung Quốc thường rêu rao: tình hình khu vực này ổn định. Năm 2019 Trung Quốc đưa tàu hải cảnh xâm phạm khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam, Bắc Kinh vẫn coi như không có chuyện này. Rằng đó là chủ quyền Trung Quốc từ thượng cổ.
Mặc dù các mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai nước đã diễn ra trong mấy chục năm nhưng vẫn chưa có lối thoát mà ngày thêm trầm trọng. Có mấy vấn đề cốt lõi mà hai nước cần giải quyết dứt điểm, không lảng tránh, không để dây dưa kéo dài qua nhiều thập niên.
Một là, vấn đề COC (Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông). Trongcuộc họp cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc được tổ chức ở Bangkok mới đâyđã nổ ra tranh cãi gay gắt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Bắc Kinh trơ tráo nói rằng, khối các nước ASEAN không được để Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán COC (!).
Rõ ràng Trung quốc đã biến mình từ kẻtội đồ trở thành nhân vật sáng giá. Không ai khác. Chính Trung Quốc luôn tìm mọi cách để trì hoãn COC. Vì thế Việt Nam cần nắm lấy cơ hội, buộc Trung Quốc phải đàm phán thực chất trên cơ sở kiến nghị của tất cả 11 bên, nhất là các nước có dự phần Biển Đông.
Hai là, giải quyết cái “gân gà” đường 9 đoạn mà Trung Quốc cố nuốt nhưng không trôi.Không nuốt được cho nên Bắc Kinh xoay sang hướng khác. Giáo sư Robert Beckman từ Đại học Quốc gia Singapore ngày 6/1/2020 cho rằng Trung Quốc đang từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn.
Thay vào đó họ yêu sách chủ quyền đối với 4 cụm đảo (Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas/Đông Sa và Macclesfield/Tây Sa), bởi họ cho rằng có cơ sở pháp lý vững hơn.
Ba là, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà báo Bertil Lintner trên trang Asia Times ngày 15/11/2019 vạch rõ: Trong danh mục 700 điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương mà các “nhà khảo sát” Trung Quốc ghi lại, bao gồm cả những nơi rất xa xôi như Adaman, Nicobar và Maldives, chẳng có một địa điểm nào thuộc về Biển Đông.
Bốn là,Trung Quốc tuycó tiềm lực quân sự hùng mạnh nhưng hầu như không có công ty, tập đoàn khai thác dầu khí quốc tế nào “chơi” với họ. Thất bại này có thể là lý do chủ yếu khiến Trung Quốc đã luôn yêu cầu COC phải có điều khoản ràng buộc “không hợp tác khai thác tài nguyên với các nước ngoài khu vực”.
Năm là, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thế giới luôn theo dõi và ủng hộ cách làm của Việt Nam, bởi dựa trên trật tự và quy tắc quốc tế. Căn cứ quan trọng nhất là Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), cũng như quyền bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình. Trong vụ việc liên quan đến bãi Tư Chính năm 2019 nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc… đã lên tiếng phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc. Không hề có quốc gia nào bênh vực Trung Quốc. Nếu không phản đối thì họ giữ thái độ im lặng.
Sáu là,thế giới nhận địnhnhuw thế nào trước những phản ứng của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông? Tờ Straits Times (Singapore) viết: Hà Nội phản ứng mạnh nhất trong số các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Hãng RFI dẫn Asia Times nhận định Việt Nam hầu như là quốc gia duy nhất trong cuộc chiến chống lại nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Biển Đông, với ba mặt liên kết: ngoại giao; thăm dò, khai thác; giảm phụ thuộc kinh tế.
Trang The Diplomat (Nhật Bản) đánh giá phản ứng của Việt Nam là “bình tĩnh và kiềm chế”. Trang này cũng tổng kết phản ứng của Việt Nam bao gồm 5thành phần: 1- triển khai lực lượng để khẳng định chủ quyền và giám sát hòa bình; 2- tiếp cận qua đường ngoại giao và các cách thức có thể bày tỏ sự phản đối, yêu cầu đối phương rút lực lượng phi pháp; 3-khẳng định sự tuân thủ triệt để luật pháp và trật tự quốc tế; 4- kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế; 5- kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin, ngăn chặn mọi hành vi bạo lực.
Năm 2020-2021, Việt Nam trở thành Ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chính thức tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Cơ hội rất lớn, song thách thức không nhỏ, nhất là trong cương vị Chủ tịch ASEAN. Tiếp quản và xây dựng khối các quốc gia này như thế nào để xây dựng một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng ?
Vấn đề đầu tiên và xuyên suốt trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam là tạo nên sự gắn kết khu vực. Việt Nam đánh giá cao khối ASEAN. Đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi Việt Nam đặt vấn đề tham gia ASEAN, một Thứ trưởng Ngoại giao trong nước đã nhận định: “Điều bất lợi đối với một nước có quy mô trung bình như Việt Nam là sống bên cạnh một nước lớn mà không có bạn bè. Nhưng điều có lợi đối với chúng ta là có một ASEAN”.
Với cương vị Chủ tịch, Việt Nam sẽcó quan hệ chặt chẽ hơn, “gắn kết” hơn với ASEAN để tìm ra những cách thức “chủ động thích ứng”. Không ồn ào nhưng kiên quyết, Việt Nam phải thẳng thắn trả lời các câu hỏi, xử lí các thách thức ngay từ đầu nhiệm kỳ Chủ tịch. Nếu chỉ xử lý mỗi khi có sự cốlà bất an, mạo hiểm. Việt Nam cố gắng giữ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, một quan hệ được xây dựng từ lịch sử nhưng chớđể “cục to, cục lớn” ghè chân mình.
Tại một cuộc Hội thảo mới nhất về Biển Đông tổ chức tại Hà Nội ngày 6/11/2019 – được cho là cuộc Hội thảo lớn nhất về vấn đề này, với gần một phần ba là đại biểu quốc tế và có mặt hai trong số năm thẩm phán của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines, vấn đề khởi kiện đã nhận được sự tán đồng cao của dư luận. Việc Trung Quốc có tham gia hay không tham gia không phải là điều quan trọng. Hiệu ứng chắc chắn sẽ mạnh hơn rất nhiều nếu thêm một lần phán quyết của Tòa Trọng tài được tuyên bố theo luật pháp quốc tế.
Cần phải khẳng định dứt khoát: Đường lưỡi bò đượcTrung Quốc vẽ bất chấp luật pháp quốc tế làm sao có thể “khai thác chung” trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Bất cứ quốc gia nào đủ năng lực – láng giềng càng tốt – thừa nhận chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và đảm bảo được vấn đề an ninh thì đều có thể được mời vào thăm dò, khai thác. Xét cho cùng, chủ quyền và tài nguyên là một.
Việt Nam cũng không đòi hỏiTrung Quốc phải “nhường nhịn”. Việt Nam chỉ muốn Trung Quốc hành xử như một nước lớn đáng kính trọng. Để duy trì tình hữu nghị Việt -Trung một cách thực sự, không bao giờ Hà Nội đánh đổi lợi ích của dân tộc. Để giải quyết vấn đề Biển Đông, hãy chân thành làm việc dựa trên chuẩn luật pháp quốc tế và một sự hiểu biết lẫn nhau.