Monday, January 6, 2025
Trang chủĐàm luậnNỗi lo dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảm chưa từng thấy!

Nỗi lo dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảm chưa từng thấy!

Tính đến ngày 9/3, giá dầu thế giới đã giảm hơn 20%, đây là mức giảm cao nhất tính theo ngày, kể từ năm 1991. Lý do dầu mất giá là vì nguồn cung lớn, cầu giảm mạnh do đại dịch Covid-19 lan nhanh trên toàn cầu, đe dọa các nền kinh tế. Hiện tại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã không thực hiện được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khai thác.

Tại Trung Quốc nơi “tâm bão” dịch Covid-19, nơi “xuất khẩu” virus Vũ Hán tới gần 100 quốc gia trên thế giới, giá dầu đã giảm rất mạnh. Giá dầu giảm ở nước này đã gây lo ngại cho OPEC, tổ chức hiện đang là nguồn cung khoảng 1/3 lượng dầu thô trên toàn cầu. Có tới hơn 2/3 lượng dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu từ OPEC và Nga. Còn quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC là Saudi Arabia và Nga cũng là những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc.

Nhà phân tích tại công ty nghiên cứu hàng hóa Wood Mackenzie – ông Theo Yujiao Lei- cho hay: Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chiếm 13% nhu cầu và đóng góp hơn 1/3 trong tăng trưởng nhu cầu của toàn cầu. Do nguồn cung trong nước không đủ, sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài của Trung Quốc ngày càng tăng, khiến nước này trở thành một trong những thị trường lớn nhất của OPEC.

Từ đầu tháng 3/2020, giá dầu thế giới đã giảm liên tiếp và chắc chắn sẽ là bức tranh u ám trong 6 tháng đầu năm. Tại phiên giao dịch sáng 9/3, giá dầu thế giới giảm tới hơn 20%, mức giảm mạnh nhất trong 30 năm qua. Dầu rớt giá mạnh là do OPEC và Nga không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Trước đó, hôm 6/3, OPEC đã đề xuất cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày trong sản lượng khai thác dầu do hầu hết các nền kinh tế đều bị suy yếu bởi dịch Covid-19.

Đề nghị như vậy nhưng trong cuộc họp căng thẳng kéo ngày 6/3 diễn ra tại trụ sở của OPEC ở Viên (Áo) đã không tìm được tiếng nói chung, bởi OPEC+ (trong đó có Nga) đã không thống nhất được kế hoạch giảm sản lượng khai thác dầu.

Sau thất bại của cuộc họp, A-rập Xê-út bất ngờ tuyên bố giảm giá dầu. Quyết định này đã khiến cho giá “vàng đen” thế giới rớt mạnh. Giá dầu A-rập Xê-út giao tháng 4 xuất khẩu sang thị trường châu Á giảm từ 4 – 6 USD/thùng, trong khi dầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm 7 USD/thùng. Còn giá dầu Arabia Light của Tập đoàn dầu mỏ Aramco (A-rập Xê-út) bán sang thị trường châu Âu thấp hơn 10,25 USD/thùng so với giá dầu Brent.

Trong một bản báo cáo về thị trường dầu mỏ thế giới, OPEC đã hạ mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới trong năm 2020 xuống gần 20% so với mức dự báo ban đầu. Dự kiến mức tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020 chỉ còn 0,99 triệu thùng/ngày (kế hoạch là 1,22 triệu thùng/ngày).

Nghịch lí là, trong khi sản lượng khai thác và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm, thì nguồn cung dầu lại đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở Mỹ. Mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) công bố: Sản lượng dầu thô hằng năm của Mỹ đã đạt mức kỷ lục là 12,23 triệu thùng/ngày trong năm 2019, cao hơn 11% so với năm 2018.

Triển vọng năng lượng ngắn hạn sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng trong năm nay lên mức trung bình là 13,2 triệu thùng/ngày và 13,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Bất chấp bối cảnh giá dầu thế giới đi xuống thảm hại, Mỹ không có động thái nào cắt giảm sản lượng khai thác. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Đ.Bru-in-lét-tơ tuyên bố Mỹ không quan tâm tới việc OPEC+ bắt tay giảm sản lượng khai thác dầu.

Cung tăng, cầu giảm là một bài toán khó giải trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay. Trong nhiều thập niên qua, dầu mỏ luôn được coi như xương sống của các nền kinh tế. Giá dầu là một thước đo quan trọng sự phát triển hay thoái trào của nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, giá đàu đi xuống tới mức này liệu đã là điểm cuối. Dừng ở mức này cũng đã là mức nguy hiểm.

Vấn đề là ở chỗ các quốc gia phải dốc sức đẩy lùi đại dịch Covid-19. Đây là nguyên nhân trực tiếp, vo cùng nguy hiểm trong năm mở đầu thập niên thứ 3 thế kỷ 21.

RELATED ARTICLES

Tin mới