Sunday, December 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHải quân Indonesia đang “quan tâm” tàu khu trục Iver Huitfeldt

Hải quân Indonesia đang “quan tâm” tàu khu trục Iver Huitfeldt

Để nâng cao năng lực tác chiến và đối phó với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển Natuna, Hải quân Indonesia đang nghiên cứu khả năng ký hợp đồng mua tàu khu trục phòng không Iver Huitfeldt.

Theo thông tin trên, khu trục hạm phòng không lớp Iver Huitfeldt là biến thể lớn nhất của lớp Sachsen do Đức thiết kế với lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn; chiều dài 138,7 m. Tàu được trang bị 4 cụm ống phóng thẳng đứng Mk 41 với 32 tên lửa SM-2 Block IIIA và 2 cụm ống phóng Mk 56 chứa 24 tên lửa RIM-162 ESSM. Chiến hạm lớp Iver Huitfeldt sử dụng hệ thống tác chiến xoay quanh radar đa chức năng APAR và SMART-L, mang lại khả năng nhận thức tính huống cực cao, thậm chí một số chức năng được đánh giá còn vượt trội so với hệ thống Aegis nổi tiếng của Mỹ. Đầu tiên là radar APAR (Active Phased Array Radar), đây là là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động đa năng đầu tiên trang bị cho tàu chiến do Thales Nederland phát triển. APAR gồm 4 mảng radar cố định tương tự như AN/SPY-1 của hệ thống Aegis, mỗi mảng có 324 phần tử thu/phát hoạt động trên băng tần X, theo dõi đồng thời 200 mục tiêu trên không từ cự ly 150 km và 75 km với mục tiêu mặt nước, dẫn đường cho 32 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

Trong khi đó, SMART-L (Signaal Multibeam Acquisition Radar for Tracking, L band) là radar cảnh giới tầm xa làm việc ở chế độ thụ động với 16 phần tử phát và 8 phần tử thu và cũng do Thales Nederland phát triển. Theo thiết kế, SMART-L có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay và 65 km đối với tên lửa tàng hình. Một phần mềm nâng cấp sau đó đã mở rộng phạm vi lên 480 km và nhận diện được  tên lửa đạn đạo liên lục địa từ cự ly 1.000 km. Radar SMART-L có khả năng theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu trên không hoặc 100 mục tiêu mặt nước.

Trước đó, Indonesia có ý định sẽ mua 2 hộ vệ hạm lớp Gowind và 4 tàu ngầm Scorpene của Pháp thay vì đặt hàng thêm tàu ngầm từ phía Hàn Quốc. Tàu khinh hạm lớp Gowind có chiều dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước 3.000 tấn, thủy thủ chỉ 71 người. Khinh hạm này trang bị động cơ CODAD với tổng công suất khoảng 60.000 mã lực cho phép chúng có thể chạy với tốc lực đối đa 53km/h, và khi chạy với vận tốc tiết kiệm nhiên liệu, tàu có thể thực hiện hành trình liên tục dài 7.000km. Gowind được trang bị hệ thống điện tử tối tân bao gồm radar mảng pha đa năng Smart-S Mk2 có thể theo dõi 500 mục tiêu ở khoảng cách xa 200km, cùng với đó là radar điều khiển hỏa lực Theinmetall TMEO Mk2 hoạt động trên băng tần I và J, radar sẽ dẫn bắn cho hệ thống vũ khí trên tàu. Đáng chú ý, hệ thống vũ khí đáng sợ bao gồm sát thủ diệt hạm – tên lửa Exocet MM40 Block III có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ hàng nghìn tấn ở khoảng cách 180km, ngoài ra khinh hạm này cũng có thể trang bị tên lửa diệt hạm NSM, loại tên lửa diệt hạm hiện đại nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh đó là pháo hạm hiện đại OTO Melara có tầm bắn 16km với tốc độ 120 phát/phút. Tàu được phòng không bằng tên lửa VL MICA, những tên lửa này có tầm bắn 20km. Về chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống ống phóng để phóng ngư lôi ECAN, đây là một trong những ngư lôi nguy hiểm nhất hiện nay.

Giới chuyên gia cho rằng việc Indonesia liên tục có kế hoạch mua sắm trang thiết bị quấn sự, nhất là tàu chiến hiện đại của phương Tây là nhằm nâng cao năng lực tác chiến, đối phó với các mối đe dọa, thách thức an ninh từ Trung Quốc. Giới phân tích tin rằng Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) sẽ triển khai tổ hợp tên lửa tầm trung (AMRAAM) Kongsberg Gruppen tối tân của Na Uy lên đảo Natuna Besar, từ đó tạo ra ô phòng vệ bao phủ diện tích hơn 100 km2. Năm 2016, Mỹ đã thông qua đề xuất bán các tên lửa AMRAAM của nhà thầu quốc phòng Raytheon cho Indonesia. Cũng vào thời điểm đó, không quân Indonesia tiếp nhận thêm 24 máy bay chiến đấu F-16 được nâng cấp nhằm tăng cường năng lực phòng không. Một số thông tin nói rằng đảo Natuna Besar đóng vai trò như một căn cứ cho các trực thăng tấn công AH-64E Apache mới của Indonesia. Các trực thăng này được trang bị tên lửa không đối đất AGM 114R3 Hellfire.

Chính quyền Indonesia cũng lên kế hoạch kéo dài đường băng dài 2.500 m trên đảo Natuna Besar. Đường băng này hiện được cả máy bay quân sự và dân sự sử dụng. Ngoài ra, Indonesia cũng muốn xây dựng thêm các nhà chứa máy bay và các cơ sở tiếp nhiên liệu cải tiến trên Natuna Besar. Indonesia cũng mong muốn mua thêm máy bay vận tải C-130J Super Hercules của Lockheed Martin để thực hiệc chuyến bay tuần tra kéo dài trên biển. Lực lượng không quân Indonesia cũng muốn triển khai các máy bay không người lái tới đảo Natuna Besar để mở rộng năng lực trinh sát tại các mỏ khí đốt Đông Natuna cũng như tuyến hàng hải nhộn nhịp đi qua khu vực phía bắc của biển Java. Các nguồn tin ngoại giao cho biết Indonesia đang xem xét lại quyết định mua 4 máy bay không người lái Wing Loong của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc để trang bị cho phi đội ở Tây Kalimantan, cách đảo Natuna Besar 460km về phía đông nam. Thay vào đó, Indonesia đang nhắm mục tiêu tới các máy bay không người lái Anka của Thổ Nhĩ Kỳ với khả năng hoạt động liên tục trên không suốt 24 giờ đồng hồ và đã chứng minh khả năng trinh sát tại Syria.

Về phía hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển, Cảnh sát Quốc gia Indonesia (5/7) xác nhận nước này đã triển khai chiến hạm KP Yudistira (8003), tàu tuần tra lớn nhất của Indonesia từ trước tới nay đến Biển Đông nhằm đối phó với thách thức an ninh từ Trung Quốc. Chiến hạm KP Yudistira (8003) sẽ bắt đầu hoạt động ở ngoài khơi đảo Batam từ giữa tháng 6/2019, triển khai các hoạt động trong và xung quanh quần đảo Riau ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Natuna. KP Yudistira (8003) dài 73 m, rộng 11 m và cao 3 m. Lượng giãn nước tiêu chuẩn là 1.100 tấn, được trang bị 2 động cơ diesel Caterpillar C175-16 và 3 máy phát điện 150 mã lực của Caterpillar điều khiển 2 cánh quạt cố định, tàu có thể đạt tốc độ tối đa vào khoảng 33 km/h. Yudistira có thể chở theo thủy thủ đoàn 56 người, 200 tấn dầu diesel hàng hải, 8 tấn xăng hàng không, 8 tấn dầu diesel ô tô và 95 tấn nước ngọt. Yudistira có thể chứa được 1 máy bay hạng nặng tới 10 tấn và 2 thuyền bơm hơi thân cứng (RHIB) ở phía đuôi tàu. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 vòi rồng cho các nhiệm vụ chữa cháy, nhưng không được trang bị vũ khí. 

Được biết, trong những ngày gần đây, Trung Quốc bất chấp phản đối về mặt ngoại giao của Indonesia, tiếp tục duy trì hiện diện của tàu chấp pháp và tàu cá trong vùng biển Natuna. Trước những hành vi trên, Indonesia đã đưa ra nhiều tuyên bố ngoại giao cứng rắn phản ứng hành vi trên của Bắc Kinh, đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối. Indonesia khẳng định rằng EEZ của nước này đã được xác định theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh rằng, là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi văn bản này. Đồng thời, Chính phủ Indonesia cáo buộc Trung Quốc vi phạm EEZ của mình và tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” do Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông và không được luật pháp quốc tế công nhận, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ngoài ra, sau khi triển khai thêm 4 tàu chiến đến quần đảo Natuna, nâng tổng số tàu có mặt tại đây lên con số 8, Không quân Indonesia (7/1) quyết định triển khai thêm  4 chiến đấu cơ F-16 tuần tra ở quần đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) đã triển khai ít nhất 600 binh sĩ và 2 khinh hạm chống tàu ngầm đến Natuna Lớn, đảo lớn nhất trong quần đảo Natuna. Văn phòng thông tin TNI khẳng định với Jane’s Navy International rằng đây là đợt triển khai lớn nhất về mặt nhân sự và lượng thiết bị quân sự tới quần đảo Natuna. Số binh sĩ được triển khai bao gồm từ lực lượng lính thủy đánh bộ, lục quân và phòng không. Ngoài việc triển khai tàu chiến và binh sĩ, TNI cho hay không quân Indonesia cũng đã cho máy bay tuần tra biển hoạt động trên bầu trời quần đảo Natuna từ ngày 5/1. Theo bộ Quốc Phòng Indonesia, đây là một lực lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay được triển khai đến khu vực, cả trên bình diện phương tiện vũ khí, lẫn quân lính. Mục tiêu là để đối phó với những hành vi bị Jakarta coi là sự xâm lấn ngày càng tăng của tàu thuyền Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia. Một bản thông cáo của Quân Đội Indonesia cũng tố cáo các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp được tàu tuần duyên nước ngoài bảo vệ, xem đấy là những hành động vi phạm chủ quyền của Indonesia.

RELATED ARTICLES

Tin mới