Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhái đoàn TQ tại Liên hợp quốc ngang nhiên tuyên bố chủ...

Phái đoàn TQ tại Liên hợp quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền có vùng thềm lục địa và EEZ ở Biển Đông theo các đảo nhân tạo

Sau khi Malaysia hôm 6/3 công bố đề nghị Liên hợp quốc công nhận thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, Phái đoàn Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ và tiếp tục đưa ra yêu sách phi lý cho rằng nước này hoàn toàn có chủ quyền đầy đủ với vùng thềm lục địa và EEZ ở Biển Đông căn cứ theo các đảo nhân tạo. Tuyên bố này của Trung Quốc đã gây ra phản ứng phản đối từ các nước và Liên hợp quốc.

Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) hôm 13/12/2019 thông báo Malaysia đã nộp hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Theo Malaysia, đây là bản đệ trình cho phần còn lại của thềm lục địa Malaysia nằm ngoài 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia và Việt Nam hôm 06/5/2009 cũng đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông. Ủy ban về giới hạn thềm lục địa nói thêm, theo Quy tắc về thủ tục của Ủy ban, sự kiện này sẽ được thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, cũng như các nước đã ký kết Công ước về Luật Biển. Yêu cầu của Malaysia sẽ được ghi vào chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 53 của Ủy ban tại New York (Mỹ) từ ngày 06/7 đến 21/8/2021.

Trung Quốc lúc đó đã yêu cầu CLCS và Liên hợp quốc không nghiên cứu hồ sơ thềm lục địa mở rộng của Malaysia theo Điều 76 của UNCLOS, liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Bắc Kinh khẳng định yêu cầu của Kuala Lumpur “vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền và quyền tài phán” của Trung Quốc. Trong thư gửi đến tổng thư ký Antonio Guterres vào tuần trước, phái đoàn thường trực của Trung Quốc bên cạnh Liên hợp quốc khẳng định “Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và một vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ vào các đảo (của nước này) ở Biển Đông; vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng thềm lục địa”. Vì vậy, Bắc Kinh “nghiêm túc yêu cầu CLCS không xem xét hồ sơ của Malaysia”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng gửi công hàm đến Malaysia khẳng định Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm “các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế”.

Đến ngày 06/3/2020, khi Malaysia hôm 6/3 công bố đề nghị Liên hợp quốc công nhận thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, Phái đoàn Trung Quốc tại đây đã tiếp tục bác bỏ và đưa ra yêu sách phi lý cho rằng nước này hoàn toàn có chủ quyền đầy đủ với vùng thềm lục địa và EEZ ở Biển Đông căn cứ theo các đảo nhân tạo. Tuyên bố của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Phái đoàn Philippines tại Liên hợp quốc vì yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh cũng bao trùm lên vùng biển của Manila.

Rõ ràng việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền căn cứ vào các đảo nước này ở Biển Đông là hoàn toàn trái với luật biển quốc tế và UNCLOS. Vì thực chất, những đảo mà Trung Quốc nói đến ở Biển Đông đều là do nước này cưỡng chiếm từ các nước, chủ yếu là của Việt Nam. Phần lớn chúng đều là các đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi đắp, mở rộng trái phép trong suốt những năm qua. Theo luật quốc tế, những thực thể này hoàn toàn không có giá trị với Trung Quốc để đưa ra căn cứ xác định chủ quyền. Như tại Điều 60, UNCLOS quy định rằng “các đảo, thiết lập và cấu trúc nhân tạo không có tư cách của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, EEZ và thềm lục địa”. Trong khi đảo nhân tạo không tạo ra bất kỳ vùng biển nào, thì các quốc gia ven biển lại được phép thiết lập vùng an toàn xung quanh chúng. Nhưng khu vực an toàn xung quanh đảo nhân tạo không được vượt qua khoảng cách 500 m, “tính từ mỗi điểm của rìa ngoài của chúng, trừ khi các điểm đó được công nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao bảo lưu quyền chủ quyền với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý ở Biển Đông như đã nêu trong công hàm gửi CLCS năm 2009. Khẳng định “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia thành viên của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam được hưởng đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia với các vùng biển của mình được xác lập trong Công ước Luật biển”.

RELATED ARTICLES

Tin mới