Từ 10-15/3, Mỹ liên tục điều các tàu chiến hiện đại nhất tham gia tuần tra, tập trận ở Biển Đông. Đây được coi là tín hiệu cứng rắn của Mỹ trước những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông
Sau khi tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt thăm Việt Nam đã tiếp tục hành trình tuần tra trên Biển Đông cùng đội tàu hộ tống quy mô của mìnhTrên tàu đổ bộ tấn công của Mỹ. Theo đó, tàu USS Theodore Roosevelt đã tiến hành diễn tập đội hình tác chiến với tàu đổ bộ USS America (LHA-6), thuộc lớp America và tàu chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10), thuộc lớp Independence.
Trước đó, Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết, tin tàu đổ bộ USS America (LHA-6), thuộc lớp America, ngày 13/3 đã phối hợp cùng tàu chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10), thuộc lớp Independence, tập trận chung trên Biển Đông. Thông tin cuộc tập trận của tàu USS America và tàu USS Gabrielle Giffords được đưa ra trong chưa đầy 5 ngày sau khi Mỹ điều động tàu khu trục USS McCampbell thực thi tự do hàng hải (FONOP) ở quần đảo Hoàng Sa.
Không công bố chi tiết vị trí tập trận, nhưng hải quân Mỹ thông báo nội dung tập trận xoay quanh nội dung chỉ huy, phối hợp tác chiến và các diễn tập tác chiến mang tính chiến thuật. Với sự phối hợp của chiến hạm cận bờ góp phần làm tăng sự linh hoạt – một yếu tố quan trọng của Nhóm đột kích viễn chinh USS America. Qua đó, theo hải quân Mỹ, sự phối hợp tạo ra một cách thức mới để phối hợp hoạt động ở một trong các vùng biển quan trọng nhất thế giới. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương cũng khẳng định Nhóm đột kích viễn chinh USS America có vai trò tiên phong trong các hoạt động phối hợp cùng đối tác và đồng minh, nhằm sẵn sàng hành động để đảm bảo an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Cách thức mới ở đây có thể hiểu là việc tàu đổ bộ USS America với khả năng mang theo chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 và triển khai tác chiến cùng loại tiêm kích này, khi kết hợp cùng tàu chiến cận bờ thì có thể hình thành nên một nhóm đột kích có khả năng hành động như nhóm tác chiến tàu sân bay. Tuy không mang theo nhiều chiến đấu cơ như tàu sân bay, nhưng Nhóm đột kích viễn chinh với tàu đổ bộ thuộc lớp America, hay lớp Wasp, lại có ưu thế về tính linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh.
Được biết, USS America (LHA-6) và USS Giffords (LCS-10) là lực lượng chiến đấu trên biển mới nhất được hải quân Mỹ triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào cuối năm ngoái và đầu năm nay. Trong đó USS American là tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất đang phục vụ rất tích cực trong nhóm tác chiến của hải quân Mỹ, con tàu mang theo tiêm kích hạm tàng hình F-35B và máy bay vận tải cánh quạt lật MV-22 Osprey. Tàu USS America đã đến cảng Sasebo của Nhật Bản vào đầu tháng 12 năm ngoái và gia nhập đội hình tác chiến của hạm đội 7, phạm vi hoạt động chủ yếu của nó sẽ là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài chức năng chính thì cần thiết tàu đổ bộ tấn công LHA-6 còn đảm nhiệm được vai trò của một tàu sân bay hạng trung nhờ khả năng mang theo tối đa 20 phi cơ các loại.
Phản ứng trái ngược
Hạm đội 7 của Mỹ khẳng định rằng, việc duy trì tuần tra trên khu vực Biển Đông là hành động để đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực cũng như quyền tự do hàng hải trên vùng biển tấp nập bậc nhất thế giới này. Theo Người phát ngôn Hạm đội 7 Reann Mommsen cho rằng hành động của Washington là nhằm đáp trả tuyên bố phi pháp của Trung Quốc về chủ quyền – vốn đặt ra “mối đe dọa chưa có tiền lệ ở Biển Đông”.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại hoàn toàn không ủng hộ vấn đề này, truyền thông Trung Quốc cho rằng việc Mỹ đưa đội tàu chiến với quy mô lớn vào Biển Đông có thể dẫn tới việc gia tăng căng thẳng giữa hai nướcNgoài ra, truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng các tàu sân bay, tàu chiến của Mỹ thường xuyên vi phạm “chủ quyền”, “lãnh hải” mà Trung Quốc tự tuyên bố ở vùng biển nàyThậm chí người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc còn khẳng định, hành vi của Mỹ ở vùng Biển Đông là đi trái với luật pháp quốc tế, các tàu chiến của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng luật hàng hải trong quá trình thực hiện tuần tra. Đáng chú ý, tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc dẫn lời “chuyên gia quân sự” trong nước chê bai sức mạnh của hải quân Mỹ; cho rằng các tàu chiến Mỹ, bất kể lượng choán nước lớn và công nghệ tiên tiến, thực sự là “hổ giấy” ở biển Đông, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có lợi thế áp đảo ở đó, các chuyên gia quân sự cho biết hôm thứ Bảy sau khi Mỹ một lần nữa gửi hải quân các tàu đến Nam Hải ngày sau khi các lực lượng vũ trang Trung Quốc trục xuất một tàu chiến Mỹ xâm nhập trái phép vào vùng biển này.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy, Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế (Nhật Bản) – học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương (Canada) nhận định Mỹ cần có biện pháp để ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc. Điển hình như Mỹ tổ chức để tàu đổ bộ USS America và tàu chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords phối hợp tập trận trên Biển Đông. Điều này có nghĩa Washington thể hiện quyết tâm ngăn chặn các động thái leo thang quân sự mà Bắc Kinh tiến hành trên Biển Đông.Bên cạnh đó, việc phối hợp hoạt động của chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords vào Nhóm tác chiến viễn chinh America là một bước ngoặt quan trọng, bởi Washington đang tạo ra một cách tiếp cận toàn diện để đẩy lùi các hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông và hơn thế nữa. Washington đang nỗ lực tìm cách hợp nhất tất cả các lợi thế để xây dựng một phương án ngăn chặn việc Bắc Kinh đang muốn thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Với chiến lược này, Mỹ sẽ xây dựng một nền tảng để các đối tác và đồng minh có thể cùng phối hợp cho một chiến lược chung nhằm đảm bảo trật tự chung cho thế giới. Trong đó, tầm nhìn của Mỹ có thể được chia sẻ bởi các nước trong khu vực Đông Nam Á khi Trung Quốc có những hành động khó lường.
Biển Đông hiện tại là một trong những vùng biển tấp nập bậc nhất thế giới, mỗi năm lượng hàng hoá di chuyển qua khu vực này chiếm tới hơn 20% tổng lượng hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ trên khắp thế giới.