Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnVirus Vũ Hán theo ‘Con đường tơ lụa mới của TQ’ lan...

Virus Vũ Hán theo ‘Con đường tơ lụa mới của TQ’ lan ra khắp thế giới

Cách đây gần 750 năm, nhà thám hiểm người Ý Marco Polo đã thực hiện một chuyến du hành từ Venice vượt biển Địa Trung Hải, băng đường bộ xuyên Ba Tư [Iran ngày nay] và Trung Á đến thăm triều đình của vị Khả Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt, cháu nội của người sáng lập vương triều nhà Nguyên Thành Cát Tư Hãn.

 

Người Mông Cổ phát triển thương mại theo Con đường Tơ lụa ngay trong thời Trung cổ đã trải dài thế giới từ Trung Quốc tới Ý, cho đến khi đại dịch cái chết đen (dịch hạch) theo chính tuyến đường này quét sạch một nửa dân số thế giới.

Tất nhiên, còn quá sớm để đưa ra những dự đoán thảm khốc như vậy về đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhưng một sự trùng lặp đáng kinh ngạc giữa con đường lan truyền virus Vũ Hán của ngày nay với con đường đã xuất hiện trong những năm 1300.

Dịch hạch Cái chết đen theo Con đường tơ lụa tới châu Âu

Căn bệnh dịch hạch Cái chết đen từ thế kỷ 14 được cho là cũng bắt nguồn từ tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, với vật chủ lây truyền virus là loài marmot. Tỉnh Hà Bắc (Hebei) của Trung Quốc là nơi chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh này, chết 5 triệu dân trong những năm 1330.

Đi về phía Tây thông qua các thương nhân và các đoàn lữ hành Con đường Tơ lụa, bệnh dịch phải mất vài năm để tới Ba Tư, nơi đây nó đã giết chết Vua Abu Said cũng như một nửa dân số. Vào năm 1347, Cái chết đen vào châu Âu thông qua cảng Genoa của Ý.

 

Bản đồ mô tả con đường tơ lụa cổ xưa từ Trung Quốc đến Ý (ảnh chụp màn hình video https://www.youtube.com/watch?v=ad4_jV1S_9Y).

Bây giờ hãy so sánh điều đó với những gì chúng ta nhìn thấy ngày nay với COVID-19. Lần này, nguồn gốc của bệnh độc được cho là từ tê tê hoặc dơi thay vì marmot. Virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.

Virus Vũ Hán đã lan tới Iran và hiện đã lây nhiễm cho hàng chục ngàn người và làm chết hơn 2.000 người Iran, thậm chí các quan chức y tế và các lãnh đạo chính quyền Iran đã nhiễm bệnh hoặc tử vong.

Bên cạnh Iran, đợt bùng phát tồi tệ tiếp theo là ở Ý, kể từ 300 ca nhiễm đến nay đã có hơn 80.000 người nhiễm và hơn 9.000 người mất mạng vì virus Vũ Hán.

Dịch bệnh đang lây lan khắp châu Âu giống như dịch hạch Cái chết đen đã xảy ra cách đây nhiều thế kỷ. 

Iran và Ý, mỏ neo trong ‘Vành đai – Con đường’ của ĐCSTQ

Có lẽ, không ngẫu nhiên mà trong hai thập niên qua, Trung Quốc là nơi bắt nguồn của SARS, khủng hoảng dịch tả heo châu Phi, và bây giờ là virus corona mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên là COVID-19 như thể tránh đi cái nơi bắt nguồn của virus là Vũ Hán.

 Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi Iran và Ý nổi lên, một lần nữa, là điểm mốc cho đại dịch viêm phổi lan rộng.

Iran và Ý có điểm chung gì trong ngày nay?. Đó chính là hai mỏ neo chính của cái gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng được gọi là “Con đường tơ lụa mới” của thế kỷ 21.

Bản đồ Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, kết nối các quốc gia lục địa Á-Âu (ảnh chụp màn hình https://www.nextbigfuture.com/2016/06/chinas-one-belt-one-road-is-attempt-to.html).

Gần đây tại Bắc Kinh, tôi đã giảng cho một nhóm sinh viên trường kinh doanh đến từ Torino, trường đại học có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc. Các sinh viên tốt nghiệp chương trình này thường kiếm được việc làm ở Alibaba, ICBC, và các công ty lớn khác của Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của họ tại Ý. Khi tôi gọi các sinh viên là “Marco Polos thời hiện đại”, họ gật gù tán thành. Có phải họ cũng là thương nhân của Cái chết đen kiểu mới?.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch khác. Nhiều hệ thống y tế công cộng thiếu trang thiết bị và không thể áp dụng các quy trình kiểm dịch và thực hành vệ sinh cần thiết để hạn chế sự lây lan của căn bệnh. Tuy nhiên chúng ta đang học hỏi nhanh chóng, và cơ hội sống sót vẫn còn rất cao.

Singapore từ một đất nước bị nhiễm trùng nhiều nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc đã xuất viện gần như hầu hết các bệnh nhân bị lây nhiễm của họ. Cư dân quốc đảo này vẫn cảnh giác nhưng cuộc sống đã trở lại bình thường.

 Các xã hội khác có thể học hỏi từ Singapore, và áp dụng kỷ luật cần thiết để tránh sự đổ vỡ hàng loạt. Không giống bảy thế kỷ trước, giờ đây, chúng ta có các phương pháp điều trị và công nghệ y khoa tinh vi giúp việc kiểm dịch khả thi hơn.

Ngay khi thế giới tiếp tục giải quyết cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán, hậu quả địa chính trị và kinh tế đang hình thành rõ nét. Các công ty sẽ đẩy nhanh việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, hạn chế việc chỉ đặt sản xuất ở thị trường Trung Quốc. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã thực hiện điều này trong hơn một thập niên, Toyota đã chuyển sản xuất sang Thái Lan và Indonesia. Samsung đã làm điều tương tự cho điện thoại thông minh của mình, hầu hết trong số đó hiện sản xuất ở Việt Nam.

Châm ngôn mới là: “Đừng đến quá gần hoặc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.

Bài học tương tự áp dụng cho ngoại giao. Thay vì xem Trung Quốc đang trên con đường thống trị lục địa Á-Âu, các nước láng giềng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi cái bóng của nó. Nhật Bản đang đạt được niềm tin quốc gia, Ấn Độ đang mua sắm quân sự và mới đây đã tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm, nhằm tái khẳng định cam kết của các nước đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Các quốc gia này, cũng như các nước châu Âu, đang giúp các quốc gia châu Á yếu hơn đứng lên bảo vệ đất nước của họ, tránh các bẫy nợ và tìm giải pháp thay thế cho hệ thống viễn thông Huawei 5G.

Mặc dù người Trung Quốc từng là nạn nhân của Mông Cổ, nhưng Trung Quốc thời hiện đại được ví như đế chế Mông Cổ bành trướng. Giống như dịch bệnh Cái chết đen đã tàn phá Mông Cổ và phá vỡ sự kìm kẹp của đế chế này ở lục địa Á – Âu, đại dịch viêm phổi Vũ Hán cũng khuyến khích các quốc gia chư hầu của Trung Quốc tìm kiếm các đối tác khác trên trường địa chính trị.

Châu Á đã không chỉ bị thống trị bởi một cường quốc duy nhất kể từ thời Mông Cổ, và vị trí đó trong lịch sử dường như vẫn nguyên vẹn.

Xây dựng nhiều con đường kết nối hơn có thể ban đầu sẽ tạo ra nhiều con đường cho mầm bệnh lây lan, nhưng nó cũng cho phép chúng ta đi vòng để tránh các rắc rối nếu và khi chúng nảy sinh.

Kết nối nhiều hơn rốt cuộc cũng có nghĩa là khả năng hồi phục nhiều hơn. Cho một Con đường Tơ lụa mới tồn tại, nó sẽ cần nhiều con đường chứ không chỉ một con đường.

RELATED ARTICLES

Tin mới