Ngày 2/3/2019, một năm trước khi virus Trung Cộng gây ra khủng hoảng mang tính toàn cầu, tạp chí học thuật quốc tế về virus có đăng một bài luận văn dự đoán về sự bùng phát xảy ra trên diện rộng của virus tại Trung Quốc.
Ngày 2/3/2019, một năm trước khi virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tạp chí khoa học quốc tế Virus đã xuất bản một bài báo dự đoán một đợt bùng phát virus corona chúng mới ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video).
Bài luận có viết, “Virus corona chủng dơi sẽ tái phát gây ra một làn sóng dịch bệnh, Trung Quốc sẽ là tâm chấn. Thách thức mà chúng ta đối mặt chính là dự đoán thời gian và địa điểm bùng phát dịch bệnh và cố gắng ngăn chặn nó”.
Một bài luận ít được quan tâm, dự báo đại dịch từ một năm trước
Bài viết này có tiêu đề Virus corona chủng dơi ở Trung Quốc (Bat Coronaviruses in China). Đề tài nghiên cứu do bà Thạch Chính Lệ, Chu Bằng thuộc Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán, Học viện Khoa học Trung Quốc là chủ đề tài, ngoài ra còn có Triệu Khải và Phạm Nghị. Phòng thí nghiệm P4 (An toàn sinh học cấp 4) của viện nghiên cứu virus Vũ Hán chuyên nghiên cứu các loại virus truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người, nó cách chợ hải sản Hoa Nam của Trung Quốc, nơi sinh ra dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khoảng 32km.
Ngày gửi bản thảo của bài luận là ngày 29/1/2019, đây là một bài luận văn mang tính bình luận. Đối với thời gian thực hiện nghiên cứu để có được những thành quả mang tính khái quát trước khi viết luận, có thể nó được thực hiện vào năm 2018. Bài luận văn được xuất bản vào ngày 2/3/2019, cách thời gian dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc ít nhất 7 hoặc 8 tháng.
Nội dung bài luận văn có đoạn, “Dơi có khả năng gây ra làn sóng dịch SARS hoặc MERS. Nguy cơ bùng phát tại Trung Quốc là rất cao. Do đó, nghiên cứu về virus corona chủng dơi trở thành vấn đề cấp thiết để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm. Từ đó có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất ảnh hưởng sự bùng phát của dịch bệnh trong tương lai tại Trung Quốc”.
Bài luận khẳng định hết sức chắc chắn, về mối liên quan giữa loại virus có thể gây ra đại dịch trong tương lai và loài dơi. Bài luận cũng so sánh dịch bệnh mới này với virus bệnh SARS năm 2003, và MERS năm 2012, đồng thời dự đoán virus sẽ lây lan từ dơi sang người.
Nghiên cứu này được phê chuẩn là hạng mục quy mô lớn về khoa học và công nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được đánh số 2018ZX10101004 và được tài trợ bởi Ủy ban Ngân sách Khoa học tự nhiên Quốc gia. Tin tức công khai cho thấy, bài luận được xuất bản bằng tiếng Anh trên nền tảng mở MDPI, có thể được tải xuống một cách hợp pháp, tuy nhiên hầu như không gây được sự chú ý của nhiều người. Nếu các nhà nghiên cứu làm ra với mục đích cảnh báo toàn thế giới, họ dường như đã chưa thực sự nỗ lực.
Vấn đề then chốt có thể là, đây rốt cuộc chỉ là một dự đoán mang tính táo bạo, hoặc là bước đệm mở đường cho việc phát triển vũ hành vũ khí sinh học?
Virus corona và SARS được tái tổ hợp để tạo thành virus chết người
Thạch Chính Lệ là chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm virus của Vũ Hán, phó chủ nhiệm Phòng thí nghiệm P4. Bà chịu trách nhiệm nghiên cứu virus corona chủng dơi từ nhiều năm nay. Trong ngân hàng virus ở đây có ít nhất 50 loại virus corona chủng dơi.
Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Thạch Chính Lệ lần đầu tiên phát hiện virus corona chủng dơi đã chuyển đổi gen từ “không thể truyền sang người” tới “có thể truyền sang người”. Tức là miền liên kết với thụ thể (RBD) trên protein S có thể liên kết ổn định với các mảnh chức năng nhỏ nhất của ACE2. Virus có thể xâm nhập vào tế bào và lan truyền sang người thông qua thụ thể ACE2.
Dựa trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu của bà Thạch đã công bố kết quả vào năm 2015, tuyên bố virus corona và SARS được tái tạo tổ hợp để tạo thành một loại virus gây chết người giống virus dịch hạch.
Loại nghiên cứu “tính thu nhận gen” vận dụng di truyền học đảo ngược này đã bị chính phủ Hoa Kỳ bắt dừng lại từ nhiều năm trước. Dư luận cũng bày tỏ, việc phát triển của virus mới không mang lại ý nghĩa gì, ngược lại còn đưa tới nhiều rủi ro. Tuy nhiên tại Trung Quốc, cách làm này lại được coi là thành tựu khoa học lớn. Trước đó vào năm 2013, Viện Nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và Đại học Cam Túc đã tiến hành nghiên cứu tương tự. Gen của virus H1N1 được cấy vào virus H5N1, để loại virus này có thể lây lan qua đường hô hấp ở lợn, chuột.
Giả mạo nguồn gốc?
Từ kết quả so sánh trình tự bộ gen, các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài đều nhận định, virus Trung Cộng và hai mẫu virus dơi Châu Sơn được quân đội phát hiện năm 2018 rất giống nhau. Sau khi bệnh dịch bùng phát, nhóm của bà Thạch đã nhanh chóng lưu truyền một loại mẫu virus dơi mới, tuyên bố rằng mức độ tương hợp của nó cao tới 96,2% so với virus Trung Cộng. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị chỉ ra đây là dấu vết của việc giả mạo một cách rõ ràng.
Vô số điểm nghi ngờ khiến thế giới tập trung vào nguồn virus bắt nguồn từ Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán. Không thể tiếp tục im lặng, bà Thạch đã lên tiếng trên trang Weibo cá nhân hôm 2/2, rằng COVID-19 là “sự trừng phạt của tự nhiên đối với thói quen ăn uống và phong tục mọi rợ của con người”, bà cũng nói thêm: “Tôi thề có mạng sống của mình, virus không có gì liên quan đến phòng thí nghiệm”. Và nói với những người chất vấn nghi ngờ mình rằng: “Hãy ngậm cái miệng thối của mọi người lại”.
Những động thái đáng ngờ
Sau khi dịch bệnh bùng phát, các nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc công bố một tài liệu trên tờ The Lancet cho thấy, loại virus gây ra dịch bệnh ở Vũ Hán có thể đến từ những ký chủ dơi và truyền sang người thông qua những loại động vật hoang dã tại chợ hải sản Hoa Nam. Tuy nhiên, không có dơi ở Vũ Hán vào mùa đông và dơi không được bán ở chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc. Những động vật hoang dã được cho là vật chủ trung gian rốt cuộc là gì?
Cho đến nay, chính quyền ĐCSTQ chưa công bố thông tin về việc kiểm tra axit nucleic của virus trên các mẫu động vật và họ cũng không trả lời một số yêu cầu hỗ trợ từ CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ).
Ngày 7/2, Tòa Bạch Ốc gửi thư đến viện Hàn Lâm khoa học và kỹ thuật y khoa Hoa Kỳ, chính thức yêu cầu các nhà khoa học cấp chính phủ nhanh chóng điều tra nguồn gốc virus. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục đưa tin, Trần Vi chuyên gia phòng chống vũ khí sinh học cấp cao của Trung Cộng, viện trưởng viện nghiên cứu công trình sinh học thuộc học viện khoa học quân sự đã đến Vũ Hán hơn 10 ngày, và tiếp quản toàn diện phòng thí nghiệm virus Vũ Hán P4. Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì tại phòng thí nghiệm này tới mức khiến một chuyên gia sinh hóa phải tới trấn giữ giám sát?
Ngày 13/2, khu vực gần viện nghiên cứu virus của Vũ Hán liên tiếp xuất hiện liên tục những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Cư dân quanh vùng chia sẻ với bạn bè và người thân, trong viện nghiên cứu đang phá hủy một vài công trình kiến trúc bên trong.
Cựu phóng viên CCTV, phóng viên Lý Trạch Hoa cũng đăng một đoạn video trước khi biến mất vào ngày 26/2. Theo tiết lộ trong đoạn video, anh có đi tới phòng phí nghiệm P4 Vũ Hán nơi sinh ra virus nên bị người của cục an ninh quốc gia truy đuổi. Anh lo sợ cơ quan an ninh sẽ bắt anh đi.
Nghi vấn về một sự can thiệp nhân tạo
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, giám đốc khoa học cấp cao của một công ty công nghệ sinh học tại Thụy Sĩ với 17 năm kinh nghiệm lâm sàng về nghiên cứu chống virus, sau khi đọc và nghiên cứu bài luận văn mười mấy trang này, đã đặt câu hỏi về khả năng can thiệp của con người tới virus Trung Cộng.
Những điểm nghi vấn được giáo sư Đổng đưa ra bao gồm, mức độ khác biệt giữa toàn bộ trình tự bộ gen của virus Trung Cộng và chủng virus corona khác là không cao. Nhưng đặc biệt các chuỗi protein S trung gian chính là then chốt lây từ người sang người, đều không tìm thấy ở các loại virus corona khác. Hơn nữa, việc thay thế bốn axit amin trên bề mặt protein S không ảnh hưởng tới lực tương tác giữa nó và thụ thể người. Loại “đột biến định điểm chính xác” này có xác suất xảy ra tự nhiên rất thấp.
Nói về Viện Virus học Vũ Hán nằm ở tâm điểm của dịch bệnh, ông cho biết thêm rằng đã có những “báo cáo trước đây về các vấn đề với phòng thí nghiệm và những thứ rò rỉ ra từ đó”. Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông bày tỏ: “Theo tôi, phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán là nguồn gốc sinh ra virus corona chủng mới. Tôi đoán họ đang nghiên cứu SARS, và thông qua ‘chức năng thu nhận (đột biến)’, nắm vững đặc điểm của vũ khí sinh hóa. Điều này có nghĩa, nó có thể gây chết người nhiều hơn”.
Vứt bỏ nồi và mọi thứ bên trong
Một điểm đáng đề cập khác đó là, một bài báo đăng ngày 26/1 của cổng thông tin quân sự đại lục “Xilu.com” cho hay: “Ngay cả khi có dơi trong chợ hải sản, protein S của virus trên thân chúng không thể trực tiếp truyền sang người. Nghi vấn virus corona mới là vũ khí sinh học do Mỹ tạo ra, có thể tấn công người Hoa một cách chính xác. Ngày 7/2 bài phát biểu đăng thông tin Virus Vũ Hán là virus nhân tạo, là bằng chứng chí mạng của Thạch Chính Lệ”.
Theo nhà bình luận về các vấn đề hiện đại Đường Tịnh Viễn, một khi chân tướng bị ĐCSTQ che đậy được Hoa kỳ tiết lộ, ĐCSTQ sẽ trở nên bị động hơn. Việc xuất hiện bài báo này trên trang Xilu.com là một tín hiệu cho thấy, chính quyền muốn cắt đứt con đường sinh tồn của bà Thạch, dùng bà làm tốt thí nên vứt bỏ bà, nhằm che đậy âm mưu lớn hơn.
Theo tin từ Guo Media và Lutheran News Agency, Phòng thí nghiệm P4 của Vũ Hán được kiểm soát bởi phe cánh của cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người đứng đầu phe cánh chính trị đối đầu với lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình. Virus Trung Cộng được nghiên cứu chế tạo vì mục đích đấu tranh cho quyền lực chính trị và giải quyết nguy cơ chấp chính của ĐCSTQ ở nhiều cấp độ.
Trong bài phát biểu vào ngày 14/2, ông Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến việc đẩy nhanh thúc đẩy luật “an toàn sinh học”, đưa nó vào hệ thống an ninh quốc gia. Chỉ thị bao gồm “virus corona chủng mới” được coi là vũ khí sinh hóa và chỉ ra bản chất ban đầu của cuộc tấn công không phải hướng ra bên ngoài. Bài phát biểu này đồng nghĩa với việc thừa nhận, viêm phổi Trung Cộng xuất phát từ Phòng thí nghiệm Vũ khí Sinh học P4 và cũng được hiểu là một biểu hiện của đấu tranh nội bộ.