Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ không xả đập, các nước hạ lưu sông Mê Công vẫn...

TQ không xả đập, các nước hạ lưu sông Mê Công vẫn còn “khát nước” dài

Bất chấp tình hình ngập mặn và thiếu nước ngọt trầm trọng tại các nước hạ lưu sông Mê Công, Trung Quốc vẫn kiên quyết không xả nước tại các đập thủy điện. Điều này khiến các nước hạ lưu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân nhiều nước.

Tình hình hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng

Trong những tháng gần đây, tình hình hạn hạn và thiếu nước tại các nước hạ lưu sông Mê Công đang được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo Trung tâm Quản lý Lũ lụt và Hạn hán Khu vực của ban thư ký Ủy hội sông Mê Công, năm nay, điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài có thể tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và mùa vụ. Nếu hạn hán tiếp tục, tình trạng thiếu nước tiêu dùng có thể xảy ra. Nguyên nhân được cho là lượng mưa thấp trong mùa mưa, do mưa gió mùa bắt đầu muộn và kết thúc sớm và do hiện tượng El Nino làm nhiệt độ cao bất thường, nước bốc hơn với lượng lớn. Ủy ban trên cho biết, mức nước sông Mê Công hiện đã xuống thấp nhất trong gần 60 năm qua. Hầu hết lưu vực đã ghi nhận lượng dòng chảy “cực kỳ thấp” kể từ tháng 6/2019.

Theo Ủy hội, thượng lưu sông Mekong ở Trung Quốc đóng góp 16% dòng chảy ở hạ lưu trong mùa mưa và 25% vào mùa khô. Tình trạng khô hạn, mực nước giảm trên sông Mekong có thể gây hại lớn cho hệ thủy sinh, đe dọa nguồn sống của hàng chục triệu người dân trong vùng. Mực nước thấp đang khiến cá chết vì chúng không thể vào các nhánh sông và đẻ trứng trong các rừng ngập nước, có nghĩa cả một thế hệ cá sẽ biến mất

Cuộc khủng hoảng lượng nước trên sông Mekong là hồi chuông cảnh báo về tác động của hàng loạt đập thủy điện dọc sông, được xây ở thượng nguồn (Trung Quốc) và đang lên kế hoạch ở hạ lưu (Lào, Campuchia). Nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong, thực hiện từ năm 2012-2017, cho thấy “11 dự án đập thủy điện ở dòng chính sông Mekong đoạn hạ lưu và 120 dự án đập khác ở các sông nhánh, sẽ được xây trước 2040, sẽ đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái, kinh tế và an ninh lương thực trong vùng”. Theo đó, các đập này sẽ giảm lượng phù sa xuống vùng đồng bằng châu thổ tới 97%. Hệ thủy sinh sẽ bị giảm 35-40% vào năm 2020, và 40-80% vào năm 2040. Nguồn cá ở Việt Nam có thể giảm 30%.

Ý đồ của Trung Quốc khi tìm cách chi phối sông MêCông

Mê Công là dòng sông quốc tế quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chảy qua 6 quốc gia từ thượng nguồn xuống, bao gồm: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với lưu vực rộng trên 795.000 km2 và tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 475 tỉ m3, sông Mê Công có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực vùng lưu vực sông. Hiện Trung Quốc đã quy hoạch 25 bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và 120 bậc thang trên dòng nhánh với tổng công suất khoảng 28.000 MW; đã và đang xây dựng 8 đập thủy điện rất lớn trên thượng nguồn sông Mê Công, ảnh hưởng lớn đến hạ lưu sông.

Hiện nay, phần lớn công suất lắp đặt của các đập thủy điện trên sông Mê Công đều thuộc Trung Quốc với hơn 15.000 MW, trong đó, riêng đập Nọa Trát Độ đạt mức 5.850 MW, chưa kể nửa tá các con đập khổng lồ khác đều ở mức trên 1.000 MW. Cộng gộp lại, các con đập này có thể lưu giữ 23 tỷ m3, tương đương 27% dòng chảy thường niên của sông Mê Công giữa Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, các đập khác ở hạ nguồn, công suất phát điện chỉ vài chục hoặc vài trăm MW, không đáng để đem ra so sánh. Tóm lại, các con đập của Trung Quốc hiện đang điều tiết dòng chảy Mê Công, nhất là vào mùa khô khi Cao nguyên Tây Tạng đóng góp khoảng 40 đến 70% lượng nước cho con sông. Tác động đến lương thực và sinh kế trong trường hợp này là rất lớn nhưng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu 11 con đập ở phía hạ nguồn được thông qua, trong đó có đến một nửa số dự án được Trung Quốc chống lưng. Báo cáo gần đây của UNESCO và Viện Môi trường Stockholm cảnh báo lượng phù sa của sông Mê Công có thể giảm tới 94% một khi các con đập đang đề xuất được chấp thuận xây dựng. Điều này sẽ tác động nghiêm trọng đến sản lượng đánh bắt cá và sức khỏe con sông, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của các cộng đồng hạ nguồn.

Kiểm soát tài nguyên của dòng sông này giúp Trung Quốc gia tăng sức ép kinh tế để đạt được các mục tiêu rộng hơn. Đập thủy điện vừa xảy ra sự cố sụp đổ khiến nhiều người chết vừa qua ở Lào chỉ là một trong hàng trăm con đập như thế phân bố dọc theo dòng MêCông và các phụ lưu của nó. Sự cố cho thấy sự phát triển quá nhanh chóng của hệ thống đường thủy này, một hệ thống ngày càng mang tầm quan trọng một cách chiến lược đối với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của nước này. Đối với hàng trăm ngàn người sống dọc bên bờ sông kéo dài từ Trung Quốc qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông này là nguồn sống của họ. Mê Công còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả giao thương và thương mại. Hàng đống tiền đã được đổ vào đây khi các quốc gia, thông qua các công ty quốc doanh hoặc được nhà nước chống lưng, tranh nhau xây dựng các nhà máy thủy điện.

Theo Bloomberg, Trung Quốc hiện đang là thế lực mạnh nhất trong khu vực và nước này hiện đang tăng cường sử dụng quyền lực kinh tế để đạt được các mục tiêu rộng hơn. Đạt được sự kiểm soát lớn hơn đối với dòng MêCông thẳng tới khu vực phía Nam sẽ cho Bắc Kinh tiếng nói lớn hơn trong việc sử dụng các tài nguyên của dòng sông và lợi thế để ép các quốc gia phải đồng ý với các đòi hỏi chính trị của Trung Quốc.

Chỉ trích của các nước

Sông Mê Công nuôi dưỡng một vài trong số những ngư trường nước ngọt có năng suất lớn nhất hành tinh. Tầm quan trọng chiến lược của một con sông cung cấp an ninh lương thực cho 60 triệu người là rất lớn. Cuộc xung đột âm ỉ về việc chia sẻ các nguồn tài nguyên nước quý giá có khả năng leo thang trong dài hạn, dẫn tới sự phản kháng của các quốc gia hạ lưu sông Mê Công trước sự bá quyền ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trung Quốc những ngày qua đã hứng chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt từ các nhóm xã hội dân sự Thái Lan. Tổ chức dân sự Mekong Butterfly cho rằng 8 đập thủy điện ở Trung Quốc là thủ phạm chính gây tình trạng nước sông xuống thấp kỷ lục khi đã giữ lại hơn 40 tỷ m3 nước phục vụ phát điện, tưới tiêu. Theo nhóm này, mực nước xuống thấp nhất khi đập Cảnh Hồng giảm lưu lượng xả nước xuống 500 m3/s. Lượng xả được tăng lên 1.000m3/s ngày 18/7, nhưng mực nước ở các tỉnh phía bắc và đông bắc Thái Lan vẫn thấp kỷ lục, khiến việc đi lại, đánh cá, bơm nước trở nên không thể. Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu An ninh – Quốc tế (ISIS) và Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, chỉ ra rằng Trung Quốc không phải thành viên của Ủy hội (cũng như Myanmar), mà đề ra sáng kiến Hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC), mới chỉ tồn tại vài năm nay. LMC là nơi để Trung Quốc thúc đẩy hợp tác theo cách họ muốn. LMC chưa giải quyết triệt để cơ chế quản lý, mà chỉ quản lý nguồn nước dựa vào thiện chí của Trung Quốc: nếu Trung Quốc muốn xả nước, hạ lưu sẽ có nhiều nước hơn, nếu không hạ lưu sẽ khô cằn vào mùa khô.

Trong khi đó, Giám đốc văn phòng Trung Quốc của International Rivers Steph Jensen-Cormier cho rằng Chính phủ Trung Quốc cần lắng nghe các lo ngại và đề nghị (từ hạ lưu). Các khẩu hiệu như “cùng có lợi” hay “chúng ta uống chung dòng nước” là vô nghĩa; xã hội dân sự và cộng đồng quốc tế đều biết điều đó. Các khẩu hiệu như trên của Trung Quốc chỉ khiến người dân bức xúc hơn vì trên thực tế không được như vậy. Bà Jensen-Cormier cho rằng với việc thay đổi dòng chảy, những đập thủy điện của Trung Quốc đang “khiến vùng đồng bằng châu thổ bị kiệt quệ phù sa và các dinh dưỡng quan trọng (cho hệ sinh thái)… làm giảm quần thể cá, nguồn thức ăn quan trọng cho 60 triệu người”.

Tại Việt Nam, cách đầu nguồn sông Mê Công ở Trung Quốc khoảng 4.000 km, người nông dân theo dõi trong bất an cảnh tượng vùng châu thổ của họ đang ngày càng thu hẹp và chìm dần, bị nhiễm mặn do biển xâm lấn vào vùng nước ngọt thiết yếu để tưới tiêu cho vựa lúa có vai trò không thể thiếu của quốc gia này. Các nhà phát triển thường cho rằng các con đập giúp giảm đói nghèo. Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng, suy thoái môi trường dẫn đến đói nghèo, căng thẳng xã hội, thậm chí cả căng thẳng giữa các quốc gia. Tác động của các con đập cần được coi là một vấn đề an ninh phi truyền thống gây ra các bất ổn xã hội và chính trị. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ cho biết, “lượng nước vào Việt Nam không còn đủ để lẩy lượng mặn ra. Độ mặn cao sẽ ảnh hưởng đến canh tác, các vùng trồng lúa, đến nhu cầu nước sinh hoạt.

RELATED ARTICLES

Tin mới