Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐã hành động như “kẻ cướp” ở Biển Đông, TQ lại còn...

Đã hành động như “kẻ cướp” ở Biển Đông, TQ lại còn “la làng” hòng “đổi trắng, thay đen”

Ngày 03/4/2020, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam chìm nghỉm sau khi bị tàu Hải cảnh Trung Quốc “va chạm” ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng:“Vào sáng ngày 02/4/2020, một tàu Hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ, phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sacủa Việt Nam) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi.

Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm.Tàu Hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu Hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết”.

Phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh thực chất là sự bịa đặt trắng trợn, điều vốn thường song hành với các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc về “chủ quyền” của họ ở Biển Đông trước đây.

Sự thật là, vào khoảng 3h ngày 02/4/2020, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm,trên tàu khi đó có 8 thuyền viên.Cùng khi đó, có 3 tàu cá khác của Việt Nam là tàu QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và tàu QNg 90399 TS hoạt động gần đó cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ. Lúc này, tàu Hải cảnh Trung Quốc sau khi đã vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS lên, liền quay sang truy đuổi các tàu cá trên. Hai tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị khống chế, lai dắt vào đảo Phú Lâm cùng với 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS.Đến khoảng 18h ngày 03/4/2020, Trung Quốc mới giao trả 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân bị nạn về.

Đây mới là thực chất diễn biến của vụ việc chứ không phải “sự thật” như bà Hoa “thêu dệt” trong phát ngôn của mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong tuyên bố sau đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc “tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy quần đảo Tây Sa của Trung Quốc để đánh bắt cá”.

Cái mà Trung Quốc gọi là “quần đảo Tây Sa” thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Họ đã nhiều lần nhận xằng “chủ quyền” với quần đảo này để biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại đây nhưng chưa bao giờ đưa ra được bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho sự nhận xằng đó.

Bà Hoa còn ngang nhiên khẳng định “tàu cá Việt Nam phớt lờ và thậm chí có hành động nguy hiểm để chống lại việc thực thi pháp luật của Trung Quốc”. Theo bà ta: “Phía Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về vấn đề này, yêu cầu Việt Nam thông báo với ngư dân của mình và điều chỉnh hoạt động đánh cá của họ để đảm bảo không tái phạm việc xâm phạm vùng biển liên quan tới quần đảo Tây Sa của Trung Quốc hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm chống lại lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc”.

Cần phải khẳng định rằng đây là sự dối trá và ngang ngược không thể chấp nhận được bởi các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá hoàn toàn hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và cũng không hề có hành động nguy hiểm “đối đầu” với tàu Trung Quốc như bà Hoa vu cáo. Bà hãy “vểnh tai” nghe chính những người dân bị tàu Trung Quốc đâm kể lại:

Khi họ đang mải mê đánh bắt hải sản ở khu vực gần đảo Phú Lâm, thì bất ngờ xuất hiện lù lù một con tàu sắt của Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 4301 tiến sát lại gần. Không nói không rằng, những kẻ lạ trên tàu Trung Quốc áp sát tàu cá của ngư dân Việt Nam, định dồn tàu của những ngư dân này vào đảo Phú Lâm. Lúc này, thuyền trưởng tàu QNg 90617 TS quyết định bẻ lái, tìm cách thoát ra khỏi sự kìm kẹp của tàu sắt Trung Quốc. Nhưng tàu QNg 90617 TS phóng nhanh bao nhiêu thì tàu Hải cảnh Trung Quốc tăng tốc bấy nhiêu. Màn rượt đuổi kéo dài hàng chục hải lý nhưng tàu Trung Quốc vẫn không dừng vì ý đồ của họ là tấn công bằng được tàu của ngư dân Việt Nam. Tầm 3h, tàu Hải cảnh 4301 thực hiện cú đâm chí mạng vào cabin tàu cá QNg 90617 TS khiến con tàu này trong tích tắc chìm nghỉm, chỉ còn trồi lên vài tấc mũi tàu. 8 ngư dân trên đó chỉ kịp quơ vội những chiếc áo phao để khoác lên người. Thời khắc tàu QNg 90617 TS chìm, tàu Trung Quốc vẫn luẩn quẩn ở đó, trong khi những ngư dân Quảng Ngãi chới với giữa trùng khơi. Tiếng gào thét của các ngư dân rốt cuộc cũng khiến những kẻ đâm chìm tàu vớt họ lên. 8 ngư dân và 2 con tàu bị bắt giữ trái phép sau đó, tiếp tục bị đưa về đảo Phú Lâm và trải qua cả chục tiếng đồng hồ bị hỏi cung rồi mới được thả.

Trước việc bà Hoa Xuân Oánh vu khống rằng, do tàu cá Việt Nam đâm vào tàu Hải cảnh Trung Quốc nên bị chìm, một ngư dân cho biết: “Làm gì có chuyện chúng tôi đi đâm tàu của Trung Quốc. Ngư dân chúng tôi ra khơi thì chỉ lo đánh bắt cá, đảm bảo an toàn chứ ai đời lại đi gây hấn. Không có lý gì tàu nhỏ của chúng tôi, lại là tàu gỗ, tự dưng đi tấn công tàu sắt Trung Quốc to lớn thế”. Đúng là giữa biển khơi mênh mông, 8 ngư dân trên một con tàu gỗ nhỏ nhoi họa chăng có bị “tâm thần” mới dám “liều mạng” đâm vào con tàu sắt Hải cảnh Trung Quốc với tải trọng hàng ngàn tấn. Bà Hoa nói thế không biết “ngượng mồm” hay bà chả hiểu gì về chuyện tàu bè ngoài khơi vậy.

Phản ứng hành động vô lối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 03/4/2020 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Hành động trên của tàu HảicảnhTrung Quốc rõràngđã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, trái với tinh thần “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước, cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Ngày 04/4/2020, nhiều hãng truyền thông quốc tế tiếp tục thông tin việc Việt Nam lên án tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân, và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường.

Nhânhành động nàycủaTrungQuốc, xinđượcnóithêmmấyđiềuđểlàmsángtỏhơnbảnchấtvềsựlậtlọng, trắng trợn “đổi trắng thay đen”, “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Bắc Kinh như sau:

Thứnhất, cứ mỗi khitìnhhìnhBiểnĐông “có chuyện”, TrungQuốcthườngđổlỗichobênngoài, cònmìnhthìvô can hoặc là bên “bị hại”. Các sự kiện trong mùa hè năm 2019 diễn ra ở Biển Đông đã nói lên điều đó. Còn những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 thì sao? Giữa lúc các nước đang lo đối phó với đại dịch Covid 19 thì Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thực hiện tham vọng “bất biến” của họ là “độc chiếm” Biển Đông, điển hình: 1/ Từ ngày 19đến ngày 24/12/2019, Trung Quốc huy động 63 tàu đánh cá, được các tàu Hải cảnh hộ tống, đã tiến vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia tại quần đảo Natuna.Để biện minh cho hành động này, Bắc Kinh lập luận rằng họ có “chủ quyền” đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và có “quyền chủ quyền” đối với các vùng biển xung quanh quần đảo này. Họ đã “lờ” đi tuyên bố trong quá khứ thường lấy cái gọi là “ngư trường truyền thống” để biện minh cho sự hiện diện ở vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia. Nhưng dù có lập luận là “ngư trường truyền thống” hay “quyền chủ quyền” đối với các vùng biển xung quanh thì Indonesia cũng đều bác bỏ cả hai lập luận trên và kiên quyết khẳng định, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để tuyên bố “chủ quyền” đối với “ngư trường truyền thống” hay các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Thậm chí, Jakarta cũng đã viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 để bảo vệ lập trường của mình.Cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu Hải quân Indonesia và tàu Trung Quốc chỉ được “giải tỏa” sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển trênbởi sự xuất hiện của đích thân Tổng thống Joko Widodo tại quần đảo Natuna.Tuy nhiên, vụ xâm phạm này cho thấy, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố “quyền tài phán” đối với các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna, trực tiếp thách thức EEZ của Indonesia và tạo tiền đề cho nhiều vụ việc có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai. 2/ Tháng 02/2020, Trung Quốc đã khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới ở đá Chữ Thập và đá Xu Bi trong quần đảo Trường Sa. Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam vì Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Động thái này của Bắc Kinh cho thấy, họ đang tiếp tục thúc đẩy kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu “nuốt trọn” Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. 3/ Trang tin South China Morning Postngày 20/3/2020 tiết lộ, HảiquânTrungQuốcvừatiến hành một cuộc diễn tập chống tàu ngầm ở Biển Đông vào đầu tháng 3/2020.Cuộcdiễntậpdiễnrasaukhitàu sân bay Theodore Rooseveltcủa Mỹ có chuyến thăm đến Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/3/2020.Độngtháinàyđược cho là khôngchỉđáptrảcáccuộctậptrậncủaMỹgầnđâytrongkhuvực, màcòn“thông điệp” cảnhbáovớiViệt Nam khiViệt Nam đangmởrộngquanhệquốcphòngvớiMỹ.

Thứ hai, Trung Quốc lại tiếp tục sử dụng vũ lực để răn đe các nước. Bởi vì, cùng với lực lượng dân quân biển rất hùng hậu và được trang bị nhiều phương tiện khá hiện đại, Hải cảnh Trung Quốc tuy mang danh là lực lượng chấp pháp, nhưng thực tế là những “hung thần” được trang bị nhiều tàu thuyền vũ trang cỡ lớn để phục vụ “dã tâm” của Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng giống như dân quân biển, Hải cảnh Trung Quốc chính là lực lượng vũ trang “núp bóng” dân sự. Từ năm 2013, lực lượng này được thống nhất dựa trên sự sáp nhập các lực lượng Hải giám (CMS), Hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng – BCD), Ngư chính (Cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật ngư nghiệp – FLEC), Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Trước khi sáp nhập, Cục Ngư chính đã có trên 140 tàu với 10 tàu hơn 1.000 tấn, Hải giám có trên 280 tàu với 27 tàu trên 1.000 tấn. Đến nay, Hải cảnh Trung Quốc đang vận hành không dưới 80 tàu trên 1.000 tấn, trong đó có gần 30 tàu trên 4.000 tấn. Phần lớn tàu đều được vũ trang. Điển hình như tàu Hải cảnh 37111 hay Hải cảnh 35111 thuộc cùng loại có chiều dài 102,4m, độ choán nước 2.300 tấn và tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ (khoảng 37km/giờ). Lớp tàu này được trang bị pháo 76mm cùng 2 pháo 30mm. Còn loại tàu trên dưới 2.500 tấn của lực lượng này thì từ 5 năm trước đã mang được 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-9. Thậm chí từ năm 2016, Bắc Kinh đã triển khai tàu Hải cảnh 3901 có lượng giãn nước lên đến 12.000 tấn, tương đương với lượng giãn nước của tàu khu trục cỡ lớn. Tàu 3901 còn được trang bị pháo 76mm ở phía trước cùng một số loại pháo khác, có nhà chứa và bãi đáp máy bay trực thăng để mang theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm. Năm 2019, Hải cảnh 3901 là một trong những tàu liên tục xuất hiện để hộ tống tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 tiến hành các hành vi xâm phạm chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính. Trong sự kiện xâm phạm EEZ của Indonesia vào những ngày cuối năm 2019 tại quần đảo Natuna, chính các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã hiện diện ngay từ đầu và có nhiều hành vi “manh động” khiến Indonesia phải điều động tàu chiến cùng máy bay ra hiện trường.

Rõ ràng, lực lượng Hải cảnh cùng với dân quân biển về bản chất là lực lượng quân sự bán chính thức của Bắc Kinh ở trên biển. Trung Quốc tuy sử dụng các lực lượng này ra tuyến đầu, nhưng họ còn có thêm quân đội ở phía sau. Nếu các nước khác dùng tàu quân sự phản ứng lại các tàu Hải cảnh thì Trung Quốc sẽ lấy cớ để đưa Hải quân vào cuộc. Việc sử dụng các lực lượng “núp bóng” dân sự trên, tự xưng là “chấp pháp” trên Biển Đông, nhưng thực chất là nhằm đơn phương áp đặt luật lệ theo kiểu Trung Quốc để kiểm soát toàn bộ Biển Đông dưới cái mác là “chủ quyền hợp pháp”.

Năm 2015, một lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” Biển Đông, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh đã biến 7 hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự. Năm nay, họ cho tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam rồi lại tuyên bố là “thực hiện chiến dịch giải cứu” ngư dân Việt Nam. Rõ ra là đã vừa hành động như “kẻ cướp” ở trên biển, lại còn “đánh trống, la làng” hòng “đổi trắng, thay đen”. Tất cả những người yêu chuộng hòa bình và sự thật cần luôn luôn nhớ cho một điều: Chớ nên nghe những gì Trung Quốc nói mà hãy xem những gì Trung Quốc làm.

RELATED ARTICLES

Tin mới