Saturday, September 21, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnQuan chức Mỹ trình dự luật kiện TQ vì Covid-19

Quan chức Mỹ trình dự luật kiện TQ vì Covid-19

Ngày 14/4, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Missouri) đã công bố Dự luật Công lý cho Nạn nhân của dịch bệnh COVID-19 để buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19.

Thượng nghị sĩ Hawley

Dự luật sẽ tước bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc (Sovereign Immunity) và tạo ra một quyền hành động riêng để các chủ thể và cá nhân có thể đưa ĐCSTQ ra tòa vì các tội như: bất cẩn, bịt miệng những người tố giác và giấu thông tin quan trọng về COVID-19. Kế hoạch này bao gồm việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm Công lý cho các nạn nhân của COVID-19 thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, để chỉ đạo một cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý ổ dịch COVID-19 của Bắc Kinh và đòi hỏi bồi thường từ chính phủ Trung Quốc.

“Có nhiều bằng chứng cho thấy sự dối trá, lừa dối và bất tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến COVID-19 biến đổi từ một dịch bệnh địa phương thành một đại dịch toàn cầu. Chúng tôi cần một cuộc điều tra quốc tế để tìm hiểu toàn bộ thiệt hại mà ĐCSTQ đã gây ra cho thế giới, và sau đó chúng ta cần trao quyền cho người Mỹ và các nạn nhân khác trên khắp thế giới để phục hồi thiệt hại. ĐCSTQ đã giải phóng đại dịch này. Họ phải chịu trách nhiệm trước nạn nhân của mình”.Thượng nghị sĩ Josh Hawley

Thượng nghị sĩ Hawley là thành viên đầu tiên của Nghị viện Mỹ kêu gọi điều tra việc che giấu đại dịch COVID-19 của ĐCSTQ. Ông gần đây đã cùng Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arkansas) giới thiệu Dự luật Trách nhiệm với Sức khỏe Cộng đồng Toàn cầu Li Wenliang (theo tên bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo đầu tiên về sự nguy hiểm và bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán). Dự luật này cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức nước ngoài đàn áp hoặc bóp méo thông tin về các cuộc khủng hoảng y tế công cộng quốc tế.

Dự luật cấp quyền cho các chủ thể và cá nhân:
(1) Buộc nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với các khiếu nạn dân sự tại tòa án Hoa Kỳ bằng cách:

  • Lập ra quyền hành động riêng chống lại chính phủ Trung Quốc để người dân có thể kiện chính quyền này vì bất kỳ hành động bất cẩn nào của họ đã gây ra đại dịch COVID-19 ở Mỹ, ví dụ như việc giấu thông tin hay bịt miệng bác sĩ.
  • Tước quyền miễn trừ chủ quyền Trung Quốc để nguyên đơn có thể khởi kiện; và
  • Cho phép tòa án đóng băng tài sản của chính phủ Trung Quốc để nạn nhận có thể thực thi yêu cầu của mình (ép buộc bồi thường)

(2) Lập Đội đặc nhiệm Công lý cho các Nạn nhân của bệnh COVID-19 trực thuộc Bộ Ngoại giao, để:

  • Dẫn đầu một cuộc điều tra quốc tế nhằm xác định hậu quả gây ra từ các quyết định của Bắc Kinh trong việc làm sai lệch và giấu giếm thông tin về COVID-19, bao gồm cả việc đã sử dụng Tổ chức Y tế Thế giới để lặp lại sự dối trá gây nên đại dịch toàn cầu; và
  • Dẫn đầu các nỗ lực quốc tế nhằm bảo đảm nhận được sự bồi thường từ chính phủ Trung Quốc, bao gồm việc chuẩn bị các lựa chọn để buộc Bắc Kinh cung cấp bồi thường, nếu họ cưỡng lại các đòi hỏi của quốc tế.

Quyền miễn trừ của một nhà nước là khái niệm được nhiều quốc gia áp dụng, là quyền bảo đảm cho một quốc gia không phải chịu sự điều chỉnh của thẩm quyền của một quốc gia khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều tội ác và sai phạm đã bị bỏ qua khi bị cáo viện dẫn quyền miễn trừ này, nên một số nước đã xem xét đưa ra một tư thế pháp lý hài hòa giữa tư nhân bị thương hại và một bị cáo có liên hệ tới một quốc gia ngoại quốc.

Năm 1976 Nghị viện Hoa Kỳ đã biểu quyết chấp thuận đạo luật Foreign Sovereign Immunities Act (FSIA) cho phép các tòa án nước này thụ lý và xét xử những vụ tư nhân hay công ty tư kiện chính phủ ngoại quốc cũng như là các công ty quốc doanh ngoại quốc.

Theo Luật gia Tạ Quốc Tuấn trong 10 năm đầu tiên kể từ ngày ban hành FSIA, đã có hơn 2.000 vụ kiện dựa vào FSIA và hơn 400 phán quyết được lưu trong các án lệ, chưa kể các phán quyết được số hóa lưu trên hệ thống điện toán hoặc các tập phán quyết ký lục đề mục. Một số vụ kiện áp dụng FSIA sau khi luật này ra đời có thể kể đến như: Thảm họa xi măng ở Nigieria; chính phủ Cu Ba quốc hữu hóa các xí nghiệp, công ty, tài sản của Hoa Kỳ sau vụ lật đổ tổng thống đương nhiệm và thành lập chế độ Nhân dân Cộng hòa Cuba; vụ bắt cóc con tin ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iran; các vụ kiện chính phủ ngoại quốc vi phạm nhân quyền…

RELATED ARTICLES

Tin mới