Tiểu bang Missouri của Mỹ (21/4) chính thức kiện lãnh đạo Trung Quốc, đòi bồi thường về dịch COVID-19, cáo buộc Trung Quốc lừa dối có chủ đích, hành động không đủ để ngăn dịch. Đây là “phát súng đầu tiên” cho thấy các nước trên thế giới, nhất là Mỹ và châu Âu đang kiên quyết “xử” Trung Quốc bằng mọi cách.
Trung Quốc là vùng dịch đầu tiên song số người chết rất thấp
Tính đến ngày 22/4, thế giới xác nhận 2.572.603 người mắc và 178.548 người tử vong. Theo đó, Mỹ có 819.175 người mắc, 45.343 người tử vong; Tây Ban Nha có 208.389 người mắc, 21.717 người tử vong; Ý có 183.957 người mắc, 24.648 người tử vong; Pháp có 158.050 người mắc, 20.796 người tử vong; Hà Lan có 34.134 người mắc, 3.916 ca tử vong…
Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu Âu (5.642 ca). Tiếp sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ (+4.611 ca), Anh (+4.301 ca), Tây Ban Nha (+3.968 ca), Ý (+2.729 ca), Pháp (+2.667 ca), Hà Lan (+ 729 ca). Anh ghi nhận số ca tử vong cao nhất tại châu Âu trong 24 giờ qua, 828 ca. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Anh là 17.337 ca, đứng sau Ý (24.648 ca), Tây Ban Nha (21.282 ca), Pháp (20.796 ca). Tại Trung Đông, Saudi Arabia đang là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca nhiễm là 11.631 ca, trong đó có 1.147 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.147 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong.
Trong khi đó, Trung Quốc sáng 22/4 công bố thêm 30 ca nhiễm mới, với 23 ca trong số này là các ca nhập khẩu có liên quan đến những người du lịch từ nước ngoài, tăng 11 ca so với ngày trước đó. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 22/4 cho biết số bệnh nhân không triệu chứng mới của nước này cũng tăng lên 42 ca so với 37 ca của ngày trước đó. Tổng số ca COVID-19 tại Trung Quốc đại lục cho đến nay là 82.788 ca, số người qua đời vì dịch bệnh này vẫn không đổi và vẫn là 4.632 người, ít hơn rất nhiều so với các nước châu Âu và Mỹ.
Theo số liệu thống kê không đầy đủ, đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới và gây ra một loạt hệ lụy khủng khiếp. Các bệnh viện quá tải. Thất nghiệp tràn lan. Cuộc sống ở nhiều nước chưa biết khi nào trở lại bình thường. Hiện có 211 quốc gia và vùng lãnh thổ mà COVID-19 đã hiện diện. Các ca nhiễm được ghi nhận ở tất cả các châu lục trừ Châu Nam Cực. Theo UNESCO, 1,6 tỷ trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng vì các trường học đóng cửa. Báo cáo của tổ chức này cho biết, gần như tất cả các nước đã cho học sinh nghỉ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các lớp học thời dịch bệnh được chuyển lên không gian mạng. Không những vậy, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự đoán on số thiệt hại mà nền kinh tế toàn cầu hứng chịu trong đại dịch COVID-19 sẽ lên đến 2.000 tỷ USD.
Các nước quyết “xử” Trung Quốc
Làn song đòi kiện và yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra đang ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Tiểu bang Missouri của Mỹ (21/4) kiện lãnh đạo Trung Quốc, đòi bồi thường về dịch COVID-19, cáo buộc Trung Quốc lừa dối có chủ đích, hành động không đủ để ngăn dịch. Vụ kiện được nộp lên tòa liên bang, giữa những lời kêu gọi từ Quốc hội Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc. Bang Missouri, hiện có các lãnh đạo thuộc đảng Cộng hòa, nộp đơn kiện yêu cầu một khoản bồi thường và lệnh cấm một số hành động của Trung Quốc, bao gồm đầu cơ đồ bảo hộ. Theo Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt, Chính phủ Trung Quốc nói dối thế giới về nguy cơ và bản chất lây lan của COVID-19, bịt miệng bác sĩ thổi còi và có ít hành động để ngăn dịch bệnh lây lan và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Missouri dẫn các ước tính cho thấy bang này có thể thiệt hại hàng chục tỷ USD vì virus và các biện pháp chống dịch, và nhắc đến việc Trung Quốc những ngày đầu đã che đậy thông tin virus lây lan ở Vũ Hán và bắt giữ bác sĩ Lý Văn Lượng đã lên tiếng cảnh báo. Đơn kiện cũng nhắc tới việc Trung Quốc ban đầu nói không có bằng chứng lây từ người sang người.
Trong khi đó, quan hệ ngoại giao Australia-Trung Quốc đang căng thẳng sau khi Australia đề nghị Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg (22/4) khẳng định để bảo vệ lợi ích quốc gia, Australia sẽ tiếp tục yêu cầu làm rõ nguồn gốc của đại dịch COVID-19, đồng thời ông cũng chỉ trích các tuyên bố gần đây của phía Trung Quốc. Ông Frydenberg tuyên bố, những bình luận của phía Trung Quốc là “không mong muốn và không chính đáng”. Australia và Trung Quốc có một số khác biệt ở cấp độ chính trị và chiến lược. Nhưng giống như nhiều quốc gia khác, Australia sẽ làm sáng tỏ thông tin về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Trước đó, quan hệ Australia-Trung Quốc bắt đầu gia tăng căng thẳng từ cuối tuần qua sau khi ông Dutton và một số chính trị gia Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc COVID-19. Tiếp đó vào ngày 19/4 vừa qua, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cũng đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về vấn đề này.
Tại Anh, chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt với áp lực dư luận và truyền thông về việc phải hành động cứng rắn hơn trước Trung Quốc. Cộng đồng tình báo Anh cũng quan tâm hơn tới các mối đe dọa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh ở nước này. Ông Macron cảnh báo thế giới không nên “ngây thơ” mà tin rằng Trung Quốc đã kiểm soát tình hình. Trong khi đó, bà Merkel cho rằng sự minh bạch của Trung Quốc sẽ giúp người dân khắp thế giới học hỏi được cách hành động trước đại dịch lần này.
Trong một diễn biến khác có liên quan, tờ Sydney Morning Herald và The Age ngày 21/4 cho biết, Chính phủ Australia đang tìm hiểu khả năng Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc điều tra độc lập để xem xét phản ứng của thế giới đối với đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm vai trò của Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Trung Quốc cự cãi và gây hấn ở Biển Đông để hướng lái dư luận
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (21/4) vừa cáo buộc các chính trị gia cấp cao của Mỹ phớt lờ kiến thức chuyên môn khoa học để theo đuổi “các cáo buộc vô căn cứ”; cho rằng người Mỹ muốn đưa Trung Quốc vào “vị trí trung tâm” cho cuộc tranh luận chính trị trong nước và dư luận Mỹ nên quan tâm hơn đến những vấn đề như y tế, giáo dục và việc làm. Trước đó, sau các tuyên bố của chính giới Australia, Trung Quốc đã có những phản ứng quyết liệt. Trong một tuyên bố hôm 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định, Trung Quốc bác bỏ đề xuất về một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch COVID-19. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, những bình luận của Ngoại trưởng Australia là hoàn toàn “không dựa trên sự thật”. Và mọi nghi ngờ về tính minh bạch của Trung Quốc là “không tôn trọng những nỗ lực và hy sinh to lớn của người dân Trung Quốc”.
Giới chuyên gia cho rằng COVID-19 đang tạo ra thách thức lớn nhất cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền ở Bắc Kinh vào năm 2012. Sự tổn thất kinh tế do dịch bệnh và tác động xã hội từ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có thể đe dọa đến sự ổn định xã hội Trung Quốc và dẫn đến nguy cơ xói mòn sự ủng hộ của người dân dành cho chính quyền. Theo Tân Hoa Xã, trong quý I năm nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy yếu 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ khi nước này công bố số liệu tăng trưởng kinh tế theo quý. Hiện nay, Trung Quốc đã làm phẳng được đường cong dịch bệnh và tín hiệu kinh tế trong tháng 3 đã khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa có thông báo chính thức về việc có điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm nay. Những điều này hối thúc Trung Quốc đẩy mâu thuẫn trong nội tại ra bên ngoài, từ đó hướng lái sự chú ý dư luận trong nước và thu hút cộng đồng quốc tế. Do đó, vấn đề Biển Đông, Đài Loan… là những ưu tiên để Trung Quốc thực hiện ý đồ. Mặt khác, Trung Quốc muốn tranh thủ thời điểm đại dịch COVID-19 để thực hiện mưu đồ của kẻ mạnh. Bắc Kinh cho rằng, đây là thời điểm các nước đối mặt với nhiều khó khăn, mất tập trung để lấn tới. Và tại thời điểm này, với tiềm lực của mình, Trung Quốc ra sức thực hiện điều đó.
Tuy nhiên, chuyên gia Vladimir Kolotov khẳng định bước đi này của Trung Quốc tạo ra mối nguy hiểm chiến lược không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Á. Hành động làm leo thang tình hình của Trung Quốc chỉ khiến nó phản tác dụng và sẽ là thất bại địa-chính trị lớn nhất của Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay, giải pháp duy nhất đối với giới cầm quyền Trung Quốc là cần đối diện sự thật, chấp nhận đền bù thỏa đảng cho những nước bị thiệt hại và chấm dứt ngay lập tức những hành vi phi pháp trên Biển Đông.
Trung Quốc là vùng dịch đầu tiên song số người chết rất thấp
Tính đến ngày 22/4, thế giới xác nhận 2.572.603 người mắc và 178.548 người tử vong. Theo đó, Mỹ có 819.175 người mắc, 45.343 người tử vong; Tây Ban Nha có 208.389 người mắc, 21.717 người tử vong; Ý có 183.957 người mắc, 24.648 người tử vong; Pháp có 158.050 người mắc, 20.796 người tử vong; Hà Lan có 34.134 người mắc, 3.916 ca tử vong…
Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu Âu (5.642 ca). Tiếp sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ (+4.611 ca), Anh (+4.301 ca), Tây Ban Nha (+3.968 ca), Ý (+2.729 ca), Pháp (+2.667 ca), Hà Lan (+ 729 ca). Anh ghi nhận số ca tử vong cao nhất tại châu Âu trong 24 giờ qua, 828 ca. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Anh là 17.337 ca, đứng sau Ý (24.648 ca), Tây Ban Nha (21.282 ca), Pháp (20.796 ca). Tại Trung Đông, Saudi Arabia đang là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca nhiễm là 11.631 ca, trong đó có 1.147 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.147 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong.
Trong khi đó, Trung Quốc sáng 22/4 công bố thêm 30 ca nhiễm mới, với 23 ca trong số này là các ca nhập khẩu có liên quan đến những người du lịch từ nước ngoài, tăng 11 ca so với ngày trước đó. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 22/4 cho biết số bệnh nhân không triệu chứng mới của nước này cũng tăng lên 42 ca so với 37 ca của ngày trước đó. Tổng số ca COVID-19 tại Trung Quốc đại lục cho đến nay là 82.788 ca, số người qua đời vì dịch bệnh này vẫn không đổi và vẫn là 4.632 người, ít hơn rất nhiều so với các nước châu Âu và Mỹ.
Theo số liệu thống kê không đầy đủ, đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới và gây ra một loạt hệ lụy khủng khiếp. Các bệnh viện quá tải. Thất nghiệp tràn lan. Cuộc sống ở nhiều nước chưa biết khi nào trở lại bình thường. Hiện có 211 quốc gia và vùng lãnh thổ mà COVID-19 đã hiện diện. Các ca nhiễm được ghi nhận ở tất cả các châu lục trừ Châu Nam Cực. Theo UNESCO, 1,6 tỷ trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng vì các trường học đóng cửa. Báo cáo của tổ chức này cho biết, gần như tất cả các nước đã cho học sinh nghỉ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các lớp học thời dịch bệnh được chuyển lên không gian mạng. Không những vậy, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự đoán on số thiệt hại mà nền kinh tế toàn cầu hứng chịu trong đại dịch COVID-19 sẽ lên đến 2.000 tỷ USD.
Các nước quyết “xử” Trung Quốc
Làn song đòi kiện và yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra đang ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Tiểu bang Missouri của Mỹ (21/4) kiện lãnh đạo Trung Quốc, đòi bồi thường về dịch COVID-19, cáo buộc Trung Quốc lừa dối có chủ đích, hành động không đủ để ngăn dịch. Vụ kiện được nộp lên tòa liên bang, giữa những lời kêu gọi từ Quốc hội Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc. Bang Missouri, hiện có các lãnh đạo thuộc đảng Cộng hòa, nộp đơn kiện yêu cầu một khoản bồi thường và lệnh cấm một số hành động của Trung Quốc, bao gồm đầu cơ đồ bảo hộ. Theo Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt, Chính phủ Trung Quốc nói dối thế giới về nguy cơ và bản chất lây lan của COVID-19, bịt miệng bác sĩ thổi còi và có ít hành động để ngăn dịch bệnh lây lan và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Missouri dẫn các ước tính cho thấy bang này có thể thiệt hại hàng chục tỷ USD vì virus và các biện pháp chống dịch, và nhắc đến việc Trung Quốc những ngày đầu đã che đậy thông tin virus lây lan ở Vũ Hán và bắt giữ bác sĩ Lý Văn Lượng đã lên tiếng cảnh báo. Đơn kiện cũng nhắc tới việc Trung Quốc ban đầu nói không có bằng chứng lây từ người sang người.
Trong khi đó, quan hệ ngoại giao Australia-Trung Quốc đang căng thẳng sau khi Australia đề nghị Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg (22/4) khẳng định để bảo vệ lợi ích quốc gia, Australia sẽ tiếp tục yêu cầu làm rõ nguồn gốc của đại dịch COVID-19, đồng thời ông cũng chỉ trích các tuyên bố gần đây của phía Trung Quốc. Ông Frydenberg tuyên bố, những bình luận của phía Trung Quốc là “không mong muốn và không chính đáng”. Australia và Trung Quốc có một số khác biệt ở cấp độ chính trị và chiến lược. Nhưng giống như nhiều quốc gia khác, Australia sẽ làm sáng tỏ thông tin về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Trước đó, quan hệ Australia-Trung Quốc bắt đầu gia tăng căng thẳng từ cuối tuần qua sau khi ông Dutton và một số chính trị gia Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc COVID-19. Tiếp đó vào ngày 19/4 vừa qua, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cũng đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về vấn đề này.
Tại Anh, chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt với áp lực dư luận và truyền thông về việc phải hành động cứng rắn hơn trước Trung Quốc. Cộng đồng tình báo Anh cũng quan tâm hơn tới các mối đe dọa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh ở nước này. Ông Macron cảnh báo thế giới không nên “ngây thơ” mà tin rằng Trung Quốc đã kiểm soát tình hình. Trong khi đó, bà Merkel cho rằng sự minh bạch của Trung Quốc sẽ giúp người dân khắp thế giới học hỏi được cách hành động trước đại dịch lần này.
Trong một diễn biến khác có liên quan, tờ Sydney Morning Herald và The Age ngày 21/4 cho biết, Chính phủ Australia đang tìm hiểu khả năng Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc điều tra độc lập để xem xét phản ứng của thế giới đối với đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm vai trò của Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Trung Quốc cự cãi và gây hấn ở Biển Đông để hướng lái dư luận
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (21/4) vừa cáo buộc các chính trị gia cấp cao của Mỹ phớt lờ kiến thức chuyên môn khoa học để theo đuổi “các cáo buộc vô căn cứ”; cho rằng người Mỹ muốn đưa Trung Quốc vào “vị trí trung tâm” cho cuộc tranh luận chính trị trong nước và dư luận Mỹ nên quan tâm hơn đến những vấn đề như y tế, giáo dục và việc làm. Trước đó, sau các tuyên bố của chính giới Australia, Trung Quốc đã có những phản ứng quyết liệt. Trong một tuyên bố hôm 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định, Trung Quốc bác bỏ đề xuất về một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch COVID-19. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, những bình luận của Ngoại trưởng Australia là hoàn toàn “không dựa trên sự thật”. Và mọi nghi ngờ về tính minh bạch của Trung Quốc là “không tôn trọng những nỗ lực và hy sinh to lớn của người dân Trung Quốc”.
Giới chuyên gia cho rằng COVID-19 đang tạo ra thách thức lớn nhất cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền ở Bắc Kinh vào năm 2012. Sự tổn thất kinh tế do dịch bệnh và tác động xã hội từ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có thể đe dọa đến sự ổn định xã hội Trung Quốc và dẫn đến nguy cơ xói mòn sự ủng hộ của người dân dành cho chính quyền. Theo Tân Hoa Xã, trong quý I năm nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy yếu 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ khi nước này công bố số liệu tăng trưởng kinh tế theo quý. Hiện nay, Trung Quốc đã làm phẳng được đường cong dịch bệnh và tín hiệu kinh tế trong tháng 3 đã khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa có thông báo chính thức về việc có điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm nay. Những điều này hối thúc Trung Quốc đẩy mâu thuẫn trong nội tại ra bên ngoài, từ đó hướng lái sự chú ý dư luận trong nước và thu hút cộng đồng quốc tế. Do đó, vấn đề Biển Đông, Đài Loan… là những ưu tiên để Trung Quốc thực hiện ý đồ. Mặt khác, Trung Quốc muốn tranh thủ thời điểm đại dịch COVID-19 để thực hiện mưu đồ của kẻ mạnh. Bắc Kinh cho rằng, đây là thời điểm các nước đối mặt với nhiều khó khăn, mất tập trung để lấn tới. Và tại thời điểm này, với tiềm lực của mình, Trung Quốc ra sức thực hiện điều đó.
Tuy nhiên, chuyên gia Vladimir Kolotov khẳng định bước đi này của Trung Quốc tạo ra mối nguy hiểm chiến lược không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Á. Hành động làm leo thang tình hình của Trung Quốc chỉ khiến nó phản tác dụng và sẽ là thất bại địa-chính trị lớn nhất của Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay, giải pháp duy nhất đối với giới cầm quyền Trung Quốc là cần đối diện sự thật, chấp nhận đền bù thỏa đảng cho những nước bị thiệt hại và chấm dứt ngay lập tức những hành vi phi pháp trên Biển Đông.