Friday, October 18, 2024
Trang chủSự thật Trung Hoa“Sách trắng Thống nhất 2020”: Tình hình bán đảo Triều Tiên đang...

“Sách trắng Thống nhất 2020”: Tình hình bán đảo Triều Tiên đang được cải thiện

Bộ Thống nhất Hàn Quốc ( 20/4) đã chính thức phát hành “Sách trắng Thống nhất 2020” gồm bảy chương, lần lượt đề cập về chính sách đối với Triều Tiên, hợp tác giao lưu liên Triều, hợp tác nhân đạo, đối thoại Nam-Bắc, hỗ trợ người bỏ trốn khỏi Triều Tiên ổn định cuộc sống, giáo dục về thống nhất và xúc tiến các chính sách liên quan.

Theo Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul, năm 2020 là một năm nhiều ý nghĩa, đánh dấu 75 năm Quốc khánh, 70 năm chiến tranh Triều Tiên và 20 năm Tuyên bố chung liên Triều 15/6 nên chính phủ nước này sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nỗ lực để xây dựng nền móng cho quan hệ liên Triều phát triển bền vững. Bộ Thống nhất Hàn Quốc bắt đầu soạn thảo và phát hành “Sách trắng Thống nhất” hàng năm nhằm giới thiệu về những chính sách thống nhất của Chính phủ từ năm 1990.

Điểm đáng chú ý của “Sách trắng Thống nhất 2020” là trong năm 2019 không có người Triều Tiên nào đến Hàn Quốc, một dấu hiệu cho thấy giao lưu giữa hai miền đã trở nên xấu đi so với những năm trước đây. Trong số 9.835 công dân Hàn Quốc đến Triều Tiên năm 2019 (năm 2018 là 6.635 người), hầu hết đều là nhân viên của Văn phòng liên lạc liên Triều, làm việc tại khu công nghiệp chung Kaesong trên lãnh thổ Triều Tiên. Số lượt đăng ký liên lạc với người Triều Tiên gửi về Bộ Thống nhất trong năm 2019 là 612 lượt, ít hơn so với năm 2018 (707 lượt). Năm 2019 cũng ghi nhận không có một hành trình nào bằng tàu biển hay máy bay được thực hiện giữa hai miền. Năm 2018 khi hai miền vẫn xúc tiến hợp tác xây dựng đường sắt, đường cao tốc và giao lưu dân sự như thể dục thể thao, đã có một lượt tàu biển và 82 lượt máy bay phục vụ đi lại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Ngoài ra, đã có 4.244 lượt xe qua lại trên các tuyến Gyeongui và dọc biển Đông, giảm mạnh so với con số 5.999 lượt của năm 2018.

Về kinh tế, kim ngạch nhập khẩu (của Hàn Quốc) từ Triều Tiên chỉ đạt dưới 1 triệu USD trong khi kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ dừng ở 7 triệu USD, tương đương 1/4 tổng quy mô giao dịch liên Triều là 31 triệu USD. Cụ thể, số chuyến nhập và số chuyến xuất lần lượt là 49 và 385 chuyến, số mặt hàng xuất là 292, nhập là 82 mặt hàng. Bên cạnh đó, quy mô viện trợ nhân đạo của Chính phủ Hàn Quốc giành cho Triều Tiên trong năm 2019 là 10,6 tỷ won (gần 9 triệu USD), viện trợ ở khối tư nhân là 17 tỷ won (gần 14 triệu USD).

Ngoài ra, từ năm 2018 đến nay, hai miền không tổ chức được sự kiện đoàn tụ gia đình ly tán hay hội đàm liên Triều, cũng không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định giữa hai nước vẫn có những giao lưu nhất định ở khối dân sự.

Quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên là mối quan hệ chính trị, ngoại giao, quân sự giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc từ sự phân chia Triều Tiên vào năm 1945 với cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đến ngày nay. Mối quan hệ này luôn có những căng thẳng về mặt ngoại giao, chính trị cũng như quân sự, đặc biệt là vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên từ lúc đó đến tận bây giờ. Mối quan hệ này đã được nồng ấm hơn sau khi nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau. Sau cuộc gặp đó, Triều Tiên đã có những hoạt động quan trọng như thay đổi múi giờ của mình chung với múi giờ của Hàn Quốc

Thời gian gần đây, đang có những ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ thống nhất, hay chí ít là một dạng liên bang chính trị giữa 2 miền của bán đảo này. Theo đó, hình thức liên bang đó đã ít nhiều được thảo luận. Thể chế chung bao trùm lên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ mô phỏng theo cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Hong Kong và Macau – một nước hai chế độ. Trong một “Đại Liên bang Cao Ly” như thế, Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ giữ lại hệ thống chính trị nội bộ của riêng mình nhưng lại đồng thời tiếp cận các vấn đề quốc tế và chia sẻ nguồn tài nguyên chung. Theo thời gian, quá trình hội nhập lẫn nhau giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc sẽ gia tăng, dẫn tới sự thống nhất đầy đủ và thực chất, khi mối nghi ngờ giữa đôi bên tan dần đi. Cách tiếp cận này chính là tư duy của phái tả Hàn Quốc, trong đó có đương kim Tổng thống Moon Jae-in. Phái hữu Hàn Quốc thì vẫn bám lấy “mô hình Đức”, theo đó Triều Tiên đơn giản là bị sáp nhập vào một Đại Hàn Dân quốc có quy mô lớn hơn. Phe hữu Hàn Quốc thích quan hệ đồng minh với Mỹ. Họ lo ngại về Trung Quốc (nhất là các động thái của hải quân Trung Quốc ở vùng Hoàng Hải) và mong muốn có quan hệ tốt hơn với Nhật Bản. Kịch bản ưa thích của nhóm này là Triều Tiên sẽ được sáp nhập vào Hàn Quốc như Đông Đức từng nhập vào Tây Đức thành Cộng hòa Liên bang Đức lớn hơn.

Tuy nhiên, với phái tả Hàn Quốc, địa chính trị khu vực là một chiếc túi mang tính thập cẩm hơn nhiều. Triều Tiên được xem không phải như một kẻ thù mà là một quốc gia Triều/Hàn láng giềng. Câu trả lời cho căng thẳng Triều-Hàn do vậy không phải là các mối đe dọa chiến tranh, lệnh trừng phạt và sự đối đầu mà là sự kết nối và sự hỗ trợ anh em. Về vấn đề Nhật Bản, họ lại có cái nhìn ngược lại. Do các lý do lịch sử và dân tộc, phái tả Hàn Quốc có thái độ không thân thiện với Nhật Bản. Phái tả Hàn Quốc cũng hoài nghi nhiều hơn về liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Hai tổng thống Hàn Quốc thuộc phe tả trước nhiệm kỳ của Tổng thống Moon hiện nay đã móc nối với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên theo những cách thức mà những người tiền nhiệm bảo thủ của họ chưa bao giờ có. Ngày nay phái tả Hàn Quốc thường chỉ trích chế độ trừng phạt, coi đó là nguyên nhân cản trở việc hòa hoãn liên Triều. Tư tưởng chống Mỹ ở Hàn Quốc thi thoảng trở thành một lực lượng chính trị. Phái tả Hàn Quốc cảm thấy thoải mái với Trung Quốc hơn so với phái hữu. Trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ở châu Á, phái hữu sẽ tìm kiếm một quan điểm mang tính trung lập hơn. Có vẻ như người Hàn Quốc ít quan tâm đến quá trình phi hạt nhân hơn Mỹ trong bối cảnh Hàn Quốc không muốn xem Triều Tiên như một kẻ thù. Do đó, họ dè chừng sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản vào đời sống Hàn Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới