Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVirus Vũ Hán có thể hủy Sáng kiến ​​Vành đai và Con...

Virus Vũ Hán có thể hủy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của TQ?

Virus Vũ Hán có thể phá hủy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI), mà kể từ khi ra mắt vào năm 2013, đã có hơn 2.900 dự án được lên kế hoạch hoặc đang được triển khai trên toàn thế giới với tổng trị giá 3,87 nghìn tỷ USD.

Đó là nhận định trong một báo cáo vào ngày 20/4 của Tập đoàn Oxford Business Group (OBG), một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu có trụ sở chính tại Vương quốc Anh.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông đã lấy cảm hứng cho BRI (còn được gọi là Một vành đai, Một con đường) từ Con đường tơ lụa được thành lập cách đây 2.000 năm trong thời nhà Hán nhằm kết nối Trung Quốc với Địa Trung Hải.

 Kể từ khi BRI ra đời, theo một nghiên cứu của Viện Kiel của Đức, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, khi cung cấp cho các “con nợ” quyền tiếp cận nguồn tài chính từ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc và các quỹ chuyên gia. Viện nghiên cứu này đã ghi nhận các khoản nợ của một nhóm 50 quốc gia đang phát triển, tăng từ mức trung bình 1% GDP vào năm 2015 lên hơn 15% GDP vào năm 2017.

Không giống như các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cho vay tiền với lãi suất thương mại và phải có tài sản thế chấp, chẳng hạn như dầu mỏ hoặc hàng hóa. Và các dự án của BRI phải được giao cho các nhà thầu, công nhân và nhà cung cấp Trung Quốc, thay vì đấu thầu cạnh tranh.

Mặc dù được cảnh báo đầy đủ vào giữa tháng 1 rằng virus Vũ Hán sẽ trở thành đại dịch trên toàn thế giới, Trung Quốc vẫn ký 33 hiệp định BRI với Myanmar để đẩy nhanh Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar. Các dự án mới bao gồm các tuyến đường sắt và cảng nước sâu tại thành phố Kyaukpyu của Myanmar nhằm tạo điều kiện cho khu vực Tây Nam của Trung Quốc kết nối với Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, theo Tập đoàn Oxford Business Group (OBG), khi virus Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu, các quốc gia tham gia BRI đã đóng cửa các ngành công nghiệp không thiết yếu và yêu cầu công dân ở nhà.

Bên cạnh đó, một số quốc gia nghèo hơn đang đình chỉ chi tiêu vào dự án BRI để ưu tiên các nhu cầu hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe, theo chuyên gia tư vấn thuế và kế toán Chris Devonshire-Ellis của Dezan Shira & Associates.

Với việc virus Vũ Hán gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, các dự án BRI sử dụng số lượng lớn công nhân xây dựng của Trung Quốc hiện là một vấn đề gây tranh cãi của các quốc gia tham gia BRI, Devonshire-Ellis cho biết.

 Theo Tập đoàn Oxford Business Group, BRI đã là động lực chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng trong nhóm các quốc gia mới nổi, chiếm 21% dân số toàn cầu, nhưng chỉ chiếm 10% GDP toàn thế giới. Các nhà kinh tế ước tính rằng 35 quốc gia mới nổi có thể tăng trưởng nhanh gấp đôi so với các quốc gia phát triển, nhưng cảnh báo rằng đầu tư vào các quốc gia này mang đến các cơ hội “lợi nhuận cao – rủi ro cao”.

Theo Tập đoàn Oxford Business Group, suy thoái kinh tế do virus Vũ Hán gây ra có thể gia tăng gánh nặng nợ đối với các nền kinh tế đang phát triển, và khiến bản thân Trung Quốc phải chịu áp lực về ngân sách.

RELATED ARTICLES

Tin mới