Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc ca về “hữu nghị”

Trung Quốc ca về “hữu nghị”

Phản ứng của người PLP về cái gọi là ca khúc “ca ngợi tình hữu nghị TQ-PLP” không có gì lạ. Với ai kia, chứ với TQ, tin vào miệng lưỡi của họ sẽ có ngày phải trả giá. Và PLP đã phải trả giá quá nhiều với ông bạn phương Bắc này.

Người dân PLP biểu tình phản đối TQ

“Bạn và tôi, chúng ta cùng chung một biển. Tôi sẽ không bao giờ buông tay của bạn. Chúng ta cùng tiến tới tương lai tươi sáng” – Đó là một câu trong lời bài hát “Iisang Dagat” (Một biển). Bài hát được sáng tác và đưa lên tài khoản Youtube bởi Đại sứ quán TQ tại Philippines.

Giải thích về bài hát và nội dung ca từ của nó, đại sứ quán TQ tại PLP nói rằng, để “ca ngợi tình hữu nghị TQ – PLP trong đại dịch Covid-19”.

Cứ theo giải thích của TQ, đây thật là một việc làm quý hóa. Tuy nhiên, bài học thực tế đã và đang khiến cả thế giới cảnh giác với TQ – quốc gia tự xưng là “cường quốc trỗi dậy hòa bình” thời nay. Với các nước trong ASEAN, trong đó có PLP, sự cảnh giác chắc chắn phải ở mức độ cao hơn. Thế nên nghe lời bài hát, nhất là đoạn trích trên đây cùng với việc biết xuất xứ của nó, nhiều người PLP thật sự nổi nóng. Không thế mà, chỉ tới cuối tuần qua, đã có tới 165.000 lượt dislike của dân mạng PLP. Chưa hết, sự phẫn nộ của người PLP còn được thể hiện với việc chia sẻ rầm rộ dòng hashtag #Chexitph với nội dung “Trung Quốc hãy rời Philippines” trên mạng xã hội.

“Không có ‘một biển’ nào hết. Biển Tây PLP là của chúng tôi và TQ chẳng bên ai để nói điều đó”,v.v…

Phản ứng của người PLP không có gì lạ. Với ai kia, chứ với TQ, tin vào miệng lưỡi của họ sẽ có ngày phải trả giá. Và PLP đã phải trả giá quá nhiều với ông bạn phương Bắc này. Vụ bãi cạn Scaborough có thể coi là vụ việc điển hình PLP cho việc tin vào miệng lưỡi TQ.

Bãi cạn Scaborough, còn gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km, trong khi đó, cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Vậy mà, với yêu sách “đường lưỡi bò”, TQ khăng khăng cho rằng, khu vực này phải là của TQ.

Đụng độ căng thẳng tại khu vực bãi cạn PLP đang nắm quyền kiểm soát xảy ra vào tháng 4/2012. Dư luận hẳn chưa quên, để ép PLP, TQ áp dụng cả đòn trừng phạt kinh tế: hủy các chuyến du lịch của người TQ tới PLP; áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu, nhất là mặt hàng chuối, làm nước này khốn đốn, từ đó, gia tăng áp lực với chính quyền Manila trên bàn đàm phán.

Tới tháng 6, cả tin, mất cảnh giác với TQ, PLP rút tàu khỏi bãi cạn trong khi TQ không những không rút theo thỏa thuận mà còn gia tăng lực lượng tàu phi quân sự và cuối cùng, chính thức kiểm soát bãi cạn từ tháng 6/2012.

Thành nạn nhân của một cú lừa ngoạn mục, không thể chịu đựng thêm, năm 2013, PLP đã chính thức khởi kiện TQ ra Tòa trọng tài (PCA) thành lập theo Phụ lục 7 LHQ. Vụ kiện hy hữu kéo dài 3 năm. Tới tháng 7/2016, PCA ra phán quyết. PLP thắng kiện, nhưng TQ bác bỏ phán quyết và cho tới nay, với bãi cạn Scaborough, PLP chỉ “nhìn từ xa” trong sự uất hận.

Kế nhiệm tổng thống Aquino, ông Duterte thực hiện một chính sách ngoại giao “thân TQ”, không đề cập Phán quyết của PCA suốt 3 năm trời. Tuy nhiên, cái được chưa thấy đâu, chỉ thấy từ bấy đến nay, thỉnh thoảng, PLP lại bị TQ chơi xấu thêm: hữa hão về những khoản viện trợ kinh tế lớn; quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí…Đặc biệt, vào thời điểm cả hai bên đang hoan hỷ, hy vọng về một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí chung tại các khu vực tranh chấp, thì tháng 6/2019, tàu TQ đâm chìm tàu cá và bỏ mặc 22 ngư dân PLP tại khu vực bãi Cỏ Rong mà Philippines đang nắm quyền kiểm soát.

Vụ việc tạo nên một làn sóng phản đối TQ ở PLP. Cả nước xuống đường; người dân PLP gây sức ép đòi chính quyền Duterte phải có thái độ cứng rắn. Nhiều người PLP thậm chí đốt cờ TQ…

Cú đâm tàu vẻ như làm PLP tỉnh cơn mê về “mối quan hệ hữu hảo” tưởng tượng với Bắc Kinh, nên trong tuyên bố thời điểm đó, người phát ngôn phủ tổng thống PLPcòn đề cập tới khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với TQ.

Dư âm của vụ Cỏ Rong chưa nguôi nên trong tuyên bố ngày 8/4 về vụ tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá VN đang hành nghề trên ngư trường truyền thống, Manila đã có những lời lẽ “đậm đà hơn” về tình hữu nghị với VN, đồng thời, phê phán TQ như một kẻ vô nhân đạo và cơ hội: tranh thủ lúc thế giới đang khốn khổ với dịch Covid-19 để tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa âm mưu áp đặt “đường lưỡi bò” trên biển Đông.

Trở lại câu chuyện về ca khúc “ca ngợi hữu nghị” trên đây của Đại sứ quán TQ, nó cũng giống như những việc TQ vẫn làm: không từ một thủ đoạn nào để tuyên truyền, lừa bịp và khẳng định chủ quyền sai trái trên biển Đông, kiểu như in “đường lưỡi bò” trên áo áo phông, trên hộ chiếu công dân TQ khi đi du dịch; cài đặt “đường lưỡi bò” hoặc thông điệp sai trái về chủ quyền biển Đông vào phim “Điệp vụ biển Đỏ” cũng như phim “Người tuyết bé nhỏ”…mà chính PLP, Malaysia từng buộc các rạp chiếu phim ở nước họ ngừng chiếu.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới