Im lặng cho tới lúc này không có nghĩa là Kuala Lumpur sẽ không có tiếng nói trong thời gian tới. Vì ai cũng hiểu, phản ứng của dư luận thường tức thời, nhưng tuyên bố chính thức của chính phủ hiển nhiên cần sự tính toán khôn khéo nhất. Vậy nên nhiều người vẫn tin rằng: không lâu nữa, sẽ có một phản ứng chính thức và quyết liệt của Kuala Lumpur đối với hành động gây hấn của Bắc Kinh.
Tàu Hải Dương 8 của TQ hoạt động trái phép tại vùng biển VN
Tiếp theo VN trong “vụ Tư Chính” diễn ra vào năm 2019, Malaysia lại đang là nạn nhân của TQ. Cụ thể ngày 16/4, Đô đốc Mohd Zubil bin Mat Som, Tổng giám đốc Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia (MMEA), đã xác nhận tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Sau đó một tuần, ngày 22/4, cơ quan hữu trách của Malaysia cho biết thêm, tàu Hải dương 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Bắc Kinh, vẫn kiểu lý sự cùn với VN, cho rằng: tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đang “tiến hành các hoạt động bình thường”; đồng thời, họ còn bác bỏ cái gọi là “đối đầu với tàu thăm dò dầu khí của Malaysia”, hàm ý muốn nói rằng: “Maylaysia có phản ứng gì đâu mà thiên hạ cứ làm toáng lên?”.
Kuala Lumpur chắc chắn không thể đồng tình giọng lưỡi Bắc Kinh. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, vẫn không có một phản ứng chính thức về mặt ngoại giao, ngoài lời phát biểu củaNgoại trưởng nước này, ông Hishammuddin Husseinhôm 23.4, nhấn mạnh rằng nước này quyết bảo vệ lợi ích và quyền lợi của mình ở biển Đông khi biết nguồn tin an ninh của Reuters trước đó tiết lộ 2 chiến hạm Mỹ USS America và USS Bunker Hill hiện diện ở Biển Đông, gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành.
Phát biểu của ông Hishammuddin Hussein, trong trường hợp này vẻ như thiên về “biểu thị thái độ, quan điểm” hơn là phản ứng chính thức một vụ gây hấn của TQ. Do vậy, khó coi đây là như là một động thái nhằm đáp ứng đòi hỏi của dư luận nước này cũng như của ông Nik Nazmi Ahmad – Chủ tịch Ủy ban đặc biệt Hạ viện phụ trách Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Malaysia một ngày trước, rằng: Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Malaysia chính phủ Malaysia cần thể hiện lập trường đối với các hành động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia tại Biển Đông, khi truyền thông quốc tế, truyền thông Malaysia đã đưa tin rộng rãi.
Trong phát biểu của mình, ông Nik Nazmi Ahmad còn cáo buộc Trung Quốc dường như đang lợi dụng đại dịch COVID-19 như một cơ hội để thúc đẩy các yêu sách tại Biển Đông.
Suy cho cùng, dư luận Malaysia không bằng lòng về thái độ của Chính phủ cũng đúng. Cũng như VN, Philippines, Maylaysia cùng là nạn nhân của TQ. Chỉ có điều, trong các trường hợp tương tự, VN luôn phản ứng kịp thời và rất quyết liệt. Năm 2014, khi giàn khoan Hải dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Hà Nội thể hiện thái độ và quyết tâm bảo vệ lợi ích chính đáng trên mọi mặt trận: Ngoại giao, truyền thông (trong nước và quốc tể); cử 29 tàu bao gồm tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định “thiết lập vị trí cố định”.
Tới “vụ Tư Chính” năm 2019, đối sách khôn ngoan đó cũng được Hà Nội sử dụng một cách hiệu quả, khiến TQ bẽ mặt, dù bên ngoài vẫn tỏ ra lỳ lợm.
Bị đẩy vào tình huống tương tự này, không những không so được với VN, Malaysia thậm chí, còn “dịu dàng” hơn nhiều so với phản ứng của Indonesia hồi đầu năm nay, khi tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna ở nam biển Đông.
Còn nhớ khi đó, cùng với yêu cầu TQ giải thích “cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng” cho các tuyên bố chủ quyền trên EEZ của Indonesia, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Jakarta còn nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tại LHQ (PCA) để cáo buộc TQ về những hành vi gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, Kuala Lumpur im lặng cho tới thời điểm này không có nghĩa là sẽ không có tiếng nói trong thời gian tới. Vì lẽ, phản ứng của dư luận bao giờ cũng tức thời, nhưng tuyên bố chính thức của chính phủ cần sự tính toán khôn khéo nhất. Vậy nên nhiều người vẫn tin rằng: những phản ứng chính thức và quyết liệt của Kuala Lumpur đối với hành động gây hấn của Bắc Kinh không thể không có trong những ngày tới, nếu tàu Hải Dương 8 tiếp tục thực hiện cái gọi là “hoạt động bình thường” ?