Monday, December 30, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLý do Mỹ đáp trả mạnh mẽ hành động gây hấn liên...

Lý do Mỹ đáp trả mạnh mẽ hành động gây hấn liên tiếp của TQ ở Biển Đông

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung vốn có ở Biển Đông càng trở nên gay gắt trong đại dịch Covid-19. Từ khi Tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng, Trung Quốc được coi là “đối thủ nguy hiểm nhất” của Mỹ. Với nhận thức đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thi hành một chính sách cứng rắn kiềm chế Trung Quốc từ chiến tranh thương mại, quyền sở hữu trí tuệ đến vấn đề Đài Loan, Biển Đông… và hiện nay là xung quanh vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc đối vói dịch bệnh toàn cầu.

Washington hết sức bất bình trước cách hành xử đầy toan tính của Bắc Kinh. Là nơi xuất phát và reo rắc dịch Covid-19 ra toàn cầu, đẩy thế giới vào thảm họa kinh hoàng, nhưng Bắc Kinh còn trâng tráo sử dụng đại dịch toàn cầu để thúc đẩy chính sách bành trướng ở khắp nơi. Đặc biệt, giới cầm quyền Bắc Kinh đã lợi dụng các tàu sân bay Mỹ đang phải ứng phó với dịch bệnh để đẩy mạnh các hoạt động gây hấn ở Biển Đông, đe dọa lợi ích của các nước khác ven Biển Đông cũng như của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Trong vòng hơn một tháng qua, Trung Quốc liên tiếp tiến hành các hoạt động hung hăng ở Biển Đông từ đâm chìm tàu cá Việt Nam, lập các trung tâm nghiên cứu, đưa nhóm tàu tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông tập trận, chĩa rada vào tàu của Philippines, đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 tiến hành khảo sát trong vùng biển của Malaysia đến việc gửi công hàm tới Liên hợp quốc vu cáo trắng trợn Việt Nam, công bôthành lập đơn vị hành chính “Tây Sa” (Hoàng Sa), “Nam Sa” (Trường Sa” và đặt tên 80 thực thể ở Biển Đông.

Những hành động leo thang mới dồn dập của Bắc Kinh ở Biển Đông khiến Washington không thể ngồi yên. Mặc dù, đang phải tập trung ứng phó với đại dịch Covid, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tỏ thái độ phản đối gay gắt, đông thời triển khai quyết liệt những hoạt động trên thực địa ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ đã điều tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đến Biển Đông, hoạt động gần tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và tàu khoan thăm dò West Capella do Petronas Malaysia vận hành. Tiếp đó, ba tàu chiến Mỹ (gồm tàu tấn công đổ bộ USS America cùng tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Barry đã tiến hành tập trận chung với tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta (thuộc lớp ANZAC) của Hải quân Hoàng gia Úc ở ngay khu vực này.

Sau cuộc tập trận, ngày 28/4/2020, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry đã thực thi sứ mệnh tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa, thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với vùng biển xung quanh quần đảo và một ngày sau đó tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã thực thi quyền đi lại hàng hải và các quyền tự do (FONOP) tại quần đảo Trường Sa.

Bà Reann Mommsen, Người phát ngôn Hạm đội 7 của hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng, tàu chiến Mỹ áp sát Hoàng Sa và Trường Sa trong hai ngày liên tiếp là để thách thức các tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông; đồng thời khẳng định “hoạt động tự do hàng hải này cũng gìn giữ các quyền, tự do và sử dụng hợp pháp vùng biển, theo đúng luật pháp quốc tế”.

Các hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ vẫn thường diễn ra, nhưng thông thường các cuộc FONOP được giãn cách vài tuần hoặc lâu hơn. Việc hải quân Mỹ tiến hành hai hoạt động tự do hàng hải trong hai ngày liên tiếp là dấu hiệu cho thấy chiến lược mới của Lầu Năm Góc nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.

Đáng chú ý là cùng với các hoạt động FONOP của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông, Mỹ đã điều động hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông. Hai phi cơ B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota, Mỹ bay thẳng đến Biển Đông để tiến hành nhiệm vụ tuần tra, sau đó quay ngược về Mỹ, kéo dài trong 32 giờ.

Một chuỗi hành động dồn dập của Mỹ là nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông, vốn có thể gây ra những “mối đe dọa” cho khu vực và ảnh hưởng lợi ích chung của các nước. Các hoạt động của hải quân và không quân Mỹ diễn ra giữa lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh đang gia tăng căng thẳng ở khu vực. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình huống để “bắt nạt” các láng giềng ở Biển Đông.

Các nhà nghiên cứu quốc tế theo dõi sát những động thái mới của Lầu Năm Góc và đưa ra những đánh giá khách quan cho rằng, trong bối cảnh phải nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid-19, nhưng Mỹ vẫn triển khai liên tiếp một loạt các hoạt động không quân và hải quân trên Biển Đông vì các lý do sau:

Trước hết, Washington muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến những người cầm quyền ở Bắc Kinh rằng “đừng có lợi dụng đại dịch Covid-19 để gây hấn ở Biển Đông”. Điều này được phản ánh trong phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink hôm 28/4 trên đài VOV rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi “phi pháp, khiêu khích” của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực bận rộn đối phó với đại dịch Covid-19.

Thứ hai, Mỹ muốn khẳng định vị trí số 1 của lực lượng hải quân và không quân Mỹ. Mặc dù, một số tàu chiến Mỹ (bao gồm cả tàu sân bay) đang tạm thời chưa hoạt động do dịch Covid-19, song Lầu Năm Góc vẫn có nhiều tàu chiến khác và lực lượng không quân hùng mạnh để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Mỹ muốn cảnh cáo Trung Quốc rằng “hãy đừng xem thường sức mạnh quân sự của Mỹ”. Mỹ cần chứng minh sức mạnh trước Trung Quốc nên Washington đã không ngần ngại điều động lực lượng uy lực hiện diện trên Biển Đông để răn đe Bắc Kinh.

Thứ ba, Mỹ muốn gửi thông điệp đến các nước trong khu vực ASEAN rằng Washington vẫn giữ vững cam kết với khu vực và chống lại các hành vi bành trướng của Bắc Kinh. Đây là động thái quan trọng để gửi tín hiệu mạnh đến Trung Quốc rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông khi Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền ở vùng biển trong khu vực.Washington muốn bảo đảm rằng Bắc Kinh không thể lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để gây rối ở Biển Đông.

Thứ tư, khẳng định chính sách nhất quán của Washington trong việc thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Biển Đông là một trọng tâm trong chiến lược này; khẳng định rằng Washington không chỉ giữ vững cam kết đối với khu vực, mà còn đảm bảo sức mạnh quân sự Mỹ và sẽ đi đầu trong việc triển khai chiến lược này.

Thứ năm, Mỹ muốn chứng minh “lời nói đi đôi với việc làm” để làm gương cho các đồng minh; khích lệ các đồng minh và đối tác cùng chung tay ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh. Và việc làm của Mỹ đã phát huy tác dụng khi mà nhiều nước như Úc, Nhật, Ấn Độ, EU… đã cùng lên tiếng phản đối hành vi gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Thậm chí, Úc còn điều tàu chiến đến tham gia tập trận cùng.

RELATED ARTICLES

Tin mới