Saturday, January 4, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTổn thất chiến tranh : TQ cần phải bồi thường

Tổn thất chiến tranh : TQ cần phải bồi thường

Dường như chúng ta càng khó có thể khẳng định Trung Quốc đã cố tình khơi mào cuộc chiến tranh sinh học hiện nay, thì ngược lại, càng khó có thể hình dung được rằng Trung Quốc đã không may để con virus sổng ra khỏi phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, điều mà giáo sư Viên Chí Minh (Yuan Zhiming), giám đốc phòng thí nghiệm luôn phản đối kịch liệt. Nhưng dù cho vị giáo sư đáng kính cùng lời khẳng định của ông có chân thành đến thế nào đi chăng nữa, khi bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã nhiều lần cố gắng đổ lỗi cho quốc gia khác như Mỹ, thậm chí là Italy, nhiều lần gian dối về số lượng bệnh nhân của quốc gia cũng như việc giới chức trách mập mờ che dấu về các nghiên cứu khoa học của họ, những việc này đã khiến người ta không khỏi dấy lên nghi ngờ.

Trung Quốc, nguồn gốc không thể tranh cãi của đại dịch

Dựa trên một loạt dẫn chứng, và bởi không thể đưa ra những bằng chứng chính thức kể cho việc không thể tổ chức bất kỳ một cuộc điều tra nào tại Vũ Hán, người ta đủ để đi đến kết luận rằng virus đã lây lan ra ngoài do lỗ hổng trong công tác đảm bảo an toàn cách ly tại phòng thí nghiệm[1]. Nguyên nhân của lỗ hổng an toàn nói trên có thể là do cơ sở hạ tầng không đủ khép kín, do cẩu thả, sơ suất, thậm chí là sự không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của một cá nhân trong toàn bộ dây chuyền nghiên cứu về các mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao.

Liên quan đến việc thiếu đảm bảo an toàn cách ly, dường như phòng thí nghiệm này tại Vũ Hán cuối cùng lại chỉ do người Trung Quốc xây dựng trong khi đáng lẽ ra công việc này cần phải được hợp tác với công ty Technip của Pháp, một đơn vị có tiếng về trình độ, năng lực kĩ thuật trong việc đảm bảo an toàn cách ly. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành việc thi công, phía Trung Quốc lại đề nghị Technip “xác nhận độ an toàn của phòng thí nghiệm”. Sau khi nhận thấy có nhiều thiếu sót nảy sinh trong quá trình xây dựng, công ty Pháp đã từ chối việc xác nhận. Một quyết định đúng đắn. Và chúng ta có thể thấy sự khôn khéo của người Trung Quốc khi họ đổ trách nhiệm cho các đối tác của mình, ở đây, có thể chính Technip dường như sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm.

Sơ suất hay bất cẩn của một cá nhân duy nhất tại phòng thí nghiệm là điều không thể không có khả năng. Chúng ta biết rằng việc tuân thủ quy tắc an toàn nghiêm ngặt như một thói quen cũng có thể có lúc bị nơi lỏng ngay cả khi người ta hoàn toàn ý thức được việc tuân thủ quy tắc an toàn quan trọng đến mức nào. Ở khía cạnh này, tất cả phụ thuộc vào cách tổ chức công việc, sự vận hành của cả đội ngũ làm việc để ngăn không cho mọi hành động liên quan đến việc tuân thủ quy định an toàn trở thành việc làm như thói quen, từ việc quản lý điều hành bộ máy cho tới việc xử lý, tiêu hủy rác thải. Thế nhưng, về điều này, dù đã được những người Pháp cảnh báo trước, phía Trung Quốc lại không tiếp đón 50 nhà nghiên cứu Pháp, những người đáng lẽ ra trong thời gian năm năm, trong khuôn khổ của một chương trình hợp tác có tầm cỡ, sẽ tới Vũ Hán để hướng dẫn những người đồng nghiệp Trung Quốc để có thể hoàn toàn nắm được việc vận hành phòng thí nghiệm.

Vì vậy, cho dù các giả thuyết về sự bùng phát của một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu có là gì đi chăng nữa, hay mặc dù Trung Quốc luôn cố tránh né trách nhiệm thông qua các chiến dịch tuyên truyền, dịch bệnh chắc chắn đã bắt đầu tại Trung Quốc, tại thành phố Vũ Hán, đó là điều không có gì để tranh cãi. Dịch bệnh đã buộc toàn thế giới, ngay lập tức và trong tình thế chữa được chuẩn bị trước, phải có những biện pháp phòng vệ trong vô vọng như là không có các phương tiện phòng chống ngay từ khi bắt đầu để đối mặt với một kẻ địch vô hình và không thể lường trước; các đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng luôn phải chiến đấu cứu lấy mạng sống người bệnh, mặc cho tính mạng của mình có thể bị đe dọa. Hiện nay, tại châu Âu, châu Mỹ, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn trong khi tại Trung Quốc, nơi có ca nhiễm đầu tiên từ trước hai tháng so với phần còn lại của thế giới, mọi thứ bắt đầu hồi phục sau khi nước này đã dùng tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn đại dịch kể từ khi có cảnh báo đầu tiên.

Và giờ đây, Trung Quốc thừa nước đục thả câu

Trung Quốc gần như nắm độc quyền trong việc sản xuất khẩu trang phòng hộ, máy thở sau khi các nước chủ trương chuyển các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc hoặc một nước nào khác. Tại Pháp, công ty sản xuất khẩu trang tại Plaintel, vùng Bretagne, đã phải đóng cửa nhà máy vào năm 2018 bởi công ty Mỹ Honeywel, sau khi mua lại công ty sản xuất khẩu trang của Pháp, đã không thể giữ cam kết và phải chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay, khi dự kiến cho cơ sở sản xuất được hoạt động trở lại, người ta lại hoài nghi về ý định thực sự của chính phủ. Tình thế hiện nay ai cũng thấy rõ liệu tình trạng này có tiếp tục kéo dài mãi sau này. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có thể tận dụng vận xui từ trên trời rơi xuống này để kiếm lợi thông qua việc viện trợ nhân đạo cho các quốc gia ảnh hưởng bởi đại dịch tất cả các thiết bị bảo hộ và điều trị mà các nước này đang thiếu. So sánh với những gì nước Pháp đã làm kể từ đầu đại dịch bùng phát tại Trung Quốc, Pháp đã trao tặng Trung Quốc các trang thiết bị cần thiết để rồi bây giờ Trung Quốc lại đi cung cấp ngược lại cho Pháp hàng tỷ khẩu trang bảo hộ nhưng thật vô ơn thay khi số hàng này không phải để tặng không. Quả thật là kẻ thắng làm vua !

Về chiến lược biển, hải quân Trung Quốc bình an trước sự đe dọa của virus Vũ Hán. Hải quân Trung Quốc đã được cách ly ngay từ khi bùng phát dịch bệnh. Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được việc cần thiết bảo vệ hải quân của mình như một công cụ để phát huy sức mạnh của mình tại các vùng biển lân cận, trong khi các hạm đội của Mỹ như tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Roosevelt đã phải quay trở lại các cảng tại Thái Bình Dương. Virus corona đã loại ít nhất một nửa thủy thủ đoàn của các tàu này ra khỏi vòng chiến đấu.

Trên biển Hoa Đông (mer de Chine de l’Est), hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chỉ gặp phải sự chống cự yếu ớt của Nhật Bản. Phía Nhật chỉ huy động một vài tàu ra để ngăn tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) đi quá ranh giới, khi tàu Liêu Ninh cùng một hạm đội lớn đi qua eo biển Miyako ngày 11/4 để tới tập trên tại phía Nam Thái Bình Dương, tại vùng biển Philippin, ngoài khơi Đài Loan. Ngày 13/4, một động thái tương tự của Trung Quốc khi hạm đội này quay trở lại biển Hoa Đông, đi qua eo biển Ba Sĩ (Bashi), giữa Đài Loan và Philippin, cho thấy Trung Quốc đang muốn phô diễn với Đài Loan mối đe dọa sử dụng vũ lực để chiếm lại bán đảo này. Vài ngày trước đó, không quân Trung Quốc cũng đã có một buổi diễn tập trên không trong khu vực eo biển Đài Loan. Nhận thấy sự thiếu vắng tạm thời của lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, nỗi lo sợ về việc lợi dụng tình thế của Trung Quốc để gia tăng đe dọa đã làm các nhà chức trách Đài Loan e ngại.

Trên Biển Đông (mer de Chine du Sud), tin tưởng vào việc không vấp phải bất kỳ sự kháng cự nào như trước đây, Bắc Kinh tiến hành một số các hoạt động ở mọi cấp độ, cả dân sự và kinh tế. Trung Quốc thoải mái tiến hành không e ngại các hoạt động khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia. Thực tế, tàu thăm dò địa chấn HD8, với sự bảo vệ của một tàu tuần tra, đã vi phạm luật pháp Malaysia, tiến hành khảo sát khu vực phía bắc bang Sabah từ ngày 16/4. Nhưng nếu hạm đội 7 của Mỹ bị ảnh hưởng bởi virus thì đây cũng là một cơ hội để người Mỹ chứng minh rằng họ không hề thất thế. Trên thực tế, các chiến lược gia Trung Quốc đã không tính đến việc tàu đổ bộ sân bay USS America, sau khi hoàn thành tập trận thường niên Hổ Mang Vàng (Cobra Gold) với Thái Lan, đã đi qua Biển Đông trước khi cập bến một cảng quân sự. Đi cùng với ba tàu hộ tống và tàu hộ tống HMAS Parametta, tàu USS America đã tham gia tập trận quy mô lớn gần khu vực hoạt động của giàn khoan HD8. Chiến dịch này đã đập tan ảo tưởng phô trương của Trung Quốc trước sự suy yếu về năng lực quân sự của Mỹ và Úc tại vùng Biển Đông.

Về khía cạnh kinh tế, ngay cả khi cuộc khủng hoảng này khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, thì nước này sẽ là nước đầu tiên thoát ra khỏi khủng hoảng, và vui mừng khi các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ phải tới đây mua sắm hàng hóa, trang thiết bị và thiết lập các hoạt động kinh tế. Vậy liệu châu Âu, Tây Ban Nha, Italia, Pháp có thể dựa vào đâu để ngăn cản sự hiện diện của các bộ phát routeur hay các thiết bị của Huawei có chứa những phần mềm gián điệp, điều mà những kẻ thương lượng đạo đức giả luôn phủ nhận những nguy cơ hiện hữu. Điều gì sẽ cho phép các quốc gia chống lại ý đồ của Trung Quốc nhằm phát triển thêm các điểm đến của con đường tơ lụa mới, một mạng nhện đang dần được dệt nên xung quanh các quốc gia này để có thể dễ dàng thống trị, bóp nghẹt và buộc các nước phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Một số nước như Italia, Hy Lạp và nhiều nước Tây Âu từ lâu đã bị mê hoặc bởi những cám dỗ ngon ngọt, trước cả khi đại dịch bắt đầu. Cuộc khủng hoảng đã trao cho Trung Quốc cơ hội để có thể gia tăng áp lực lên các nước này dưới danh nghĩa một nhà hảo tâm dang tay ra cứu vớt những kẻ thất thế và giúp đỡ họ.

Việc Trung Quốc đang dần thoát khỏi khủng hoảng hiện nay khiến cho nước này có hai tháng trước phần còn lại của thế giới để có thể tận dụng các cơ hội và đưa ra các chiến lược phù hợp. Giống như mọi kẻ thắng cuộc, Trung Quốc đã bắt đầu khai thác các sơ hở từ sự suy yếu của các quốc gia bị tấn công bởi virus Trung Quốc. Và người thắng luôn luôn hưởng lợi. Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác các lợi thế mà không phải nghi ngại điều gì. Các nước khác, trừ Mỹ, sẽ phải vừa than thân trách phận, vừa tìm cách giảm thiểu các thiệt hại, tìm những biện pháp tạm thời chống lại những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kéo dài này và cố vực dậy nền kinh tế đổ nát.

Trung Quốc phải bồi thường

Chính Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình hiện nay. Với lẽ đó, Trung Quốc có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho các quốc gia bị tàn phá bởi sự kinh suất của một hoạt động nghiên cứu khoa học không được kiểm soát tốt do Trung Quốc gây ra và những quốc gia này sẽ còn tiếp tục phải chịu những thiệt hại chiến tranh thêm một thời gian nữa. Đây chính xác là những thiệt hại chiến tranh, một cuộc chiến tranh thực sự, một cuộc chiến tranh sinh học, có thể đã bị phát động một cách vô tình; nhưng dù gì đi nữa, đó cũng là một cuộc chiến. Vì vậy, như mọi cuộc chiến khác, sau khi kết thúc, cần phải đòi bên gây ra tổn thất bồi thường thiệt hại. Các quốc gia chưa làm điều gì tương tự. Nhưng việc đòi bồi thường này đã manh nha xuất hiện từ phía các cá nhân như trường hợp của luật sư Larry Clayman đã kiện lên tòa án bang Texas để yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20.000 tỷ đô la Mỹ. Tại Anh, công ty Henry Jackson Society đồi 351 tỷ bảng Anh tiền bồi thường. Và ở Đức, tờ báo Bild đã đề nghị một con số bồi thường khiêm tốn hơn, 149 tỷ euro. Và Pháp cũng có thể làm giống như người Anh.

Về phía chính phủ, động thái về việc này là gì? Câu trả lời là một sự im lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, đây là lúc để yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Và đây không phải là việc đề nghị Trung Quốc thực hiện một kế hoạch phục hưng châu Âu mới (plan Marshall), một kế hoạch mà trao cho Trung Quốc quyền tham gia vào các thương vụ với các quốc gia châu Âu. Đây là việc đề nghị Trung Quốc một sự bồi hoàn về tài chính theo đúng nghĩa và vô điều kiện.

Nhưng chúng ta cũng không nên quá ảo tưởng. Bởi ta đã quá quen với việc Trung Quốc không tuân thủ cam kết khi không có lợi, kiếm lợi từ luật pháp quốc tế, Trung Quốc chỉ thích kiếm chác (cherry-picking) lợi lộc, cách gọi của thẩm phán người Philippin Antonio Carpio đã dùng để ám chỉ cách Trung Quốc giải thích luật biển. Những đề nghị của chúng ta sẽ bị đáp lại bằng sự xem thường từ phía Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới