Saturday, May 11, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau phản đối ngoại giao, Indonesia yêu cầu Liên Hợp Quốc xem...

Sau phản đối ngoại giao, Indonesia yêu cầu Liên Hợp Quốc xem xét vụ TQ ném xác ngư dân

Việc tàu cá Trung Quốc ném xác 03 ngư dân Indonesia xuống biển đang trở thành tâm điểm mới về cách cư xử của Bắc Kinh. Hành động này cho thấy tàu cá Trung Quốc không chỉ nguy hiểm trên biển mà còn đối xử vô nhân đạo với ngư dân các nước.

Liên quan vụ việc trên, Bộ Ngoại giao Indonesia (07/5) đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Xiao Qian để làm rõ vấn đề liên quan tới cái chết của bốn thuyền viên Indonesia và những vụ thủy táng thuyền viên Indonesia có phù hợp với các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không. Ngay sau khi triệu Đại sứ Trung Quốc, Phái đoàn Indonesia tại Liên Hợp Quốc (12/5) cho biết nước này đã hối thúc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cảnh giác với các hành vi lạm dụng trong ngành thủy sản. Trưởng Phái đoàn Indonesia tại Liên Hợp Quốc ở Geneva cho biết, Indonesia nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đối với hội đồng trong việc bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, cụ thể là quyền của người làm việc trong ngành thủy sản. Bên cạnh đó, Phái đoàn Indonesia tại Geneva đã nêu vấn đề này với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội đồng đang thảo luận các biện pháp để cân bằng giữa việc ứng phó với đại dịch virus corona với việc bảo vệ quyền con người.

Luật sư đại diện cho nhóm thuyền viên Indonesia (10/5) cũng đã đưa ra tuyên bố chỉ ra các vi phạm nhân quyền trên tàu cá Trung Quốc. Tuyên bố cho biết thuyền viên Indonesia đã bị ép buộc làm việc 18 giờ mỗi ngày và uống nước biển lọc, trong khi thuyền viên Trung Quốc được uống nước khoáng. Một phần tiền lương của họ cũng đang bị giữ lại. Cảnh sát Indonesia có kế hoạch mở cuộc điều tra về các cáo buộc này. Để phản đối vụ việc, một tổ chức đại diện cho người di cư Indonesia cũng ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Indonesia triệu hồi đại sứ nước này tại Trung Quốc và trục xuất đại sứ Trung Quốc tại Indonesia.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (11/5) khẳng định “Trung Quốc xem việc này là chuyện nghiêm túc và đang điều tra”; nhấn mạnh phía Trung Quốc đang liên lạc chặt chẽ với phía Indonesia về vấn đề này và sẽ giải quyết đúng đắn dựa trên sự thật và luật pháp.

Được biết, quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc hiện đang gặp nhiều vấn đề, nhất là liên quan việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Sau khi thiết lập quan hệ quốc phòng vào ngày 13/4/1949, mối quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều thăng trầm kéo dài đến sự kiện quan hệ ngoại giao song phương “đông cứng” vào tháng 10/1967. Hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1990, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 25/4/2005 và thúc đẩy hợp tác quốc phòng Trung Quốc – Indonesia lên tầm cao mới. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác quốc phòng vào tháng 11/2007 nhằm thúc đẩy thành lập diễn đàn tham vấn quốc phòng và hợp tác quân sự song phương. Đáng lưu ý, những văn kiện góp phần tạo nền tảng pháp lý cho hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Trung Quốc đã được đặt ra sớm hơn so với quan hệ quốc phòng của Indonesia và Mỹ.

Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Trung Quốc hiện nay liên quan đến mô hình hợp tác bổ sung lợi ích của nhau, thứ nhất là lĩnh vực an toàn hàng hải (các tuyến đường biển thông tin/tuyến đường biển thương mại), hỗ trợ kịp thời chương trình hợp tác quốc phòng có định hướng chiến lược và toàn diện hơn. Nếu nổ ra các cuộc chiến tranh giới hạn tại Biển Đông và một phần vùng biển sẽ trở thành khu vực chiến tranh, trong đó tuyến đường biển quốc tế của Indonesia và vùng biển Java sẽ thay thế cho tuyến đường biển quốc tế, Indonesia cũng trở thành tiền đồn, khu vực hậu cần, phòng vệ. Thứ hai, sự phát triển của PLA sẽ tạo động lực lớn cho quân đội Indonesia (TNI ) và ngành công nghiệp quốc phòng nước này có điều kiện phát triển do khả năng quốc đảo nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ Trung Quốc so với từ Mỹ. Mỗi năm hệ thống vũ khí quốc phòng thiết yếu của TNI cần hơn 1.300 mặt hàng cho các lực lượng hải, lục, không quân trong khi Trung Quốc với tiềm lực lớn trong phát triển công nghiệp quốc phòng có thể cung ứng được các gói thầu cho quá trình xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia, hệ thống phòng thủ đáng tin cậy theo phong cách của Trung Quốc. Thứ ba, liên quan đến cuộc chiến giành tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, trong đó Trung Quốc đã áp dụng chiến lược theo mô hình Mỹ bằng cách phát triển các mỏ dầu dự trữ chiến lược thông qua xây dựng lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ các nguồn cung dầu từ các khu vực trên thế giới. Indonesia cùng với Trung Quốc có thể xây dựng sức mạnh Hải quân để một ngày nào đó có thể tuyên bố 13% trong số 49% lãnh thổ cực Nam Australia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, năng lượng cũng như nguồn cá thuộc về quốc đảo. Nếu sáng kiến ​​này không được thực hiện, Australia, Ấn Độ và Mỹ chắc chắn sẽ loại trừ bất cứ yêu sách lãnh thổ nào của Indonesia tại khu vực Nam Cực. Xây dựng niềm tin là cơ sở hợp tác giữa PLA và TNI, trong đó các khía cạnh quan hệ đối tác chiến lược sẽ mở rộng hợp tác trong đầu tư, quản lý, nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Hợp tác sẽ được mở rộng trong lĩnh vực an ninh hàng hải cho các tuyến đường biển quốc tế, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Indonesia và Trung Quốc cũng có thể mở rộng trao đổi thông tin về các vấn đề tổ chức, đào tạo, trao đổi nhân sự, nghiên cứu, trao đổi dữ liệu khoa học và công nghệ, cũng như thúc đẩy hợp tác liên ngành trong công nghệ công nghiệp, công nghệ quốc phòng…

Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc bùng phát từ năm 2016, khi các tàu tuần duyên của Indonesia phát hiện một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia. Các tàu của Indonesia đã truy đuổi và giữ chiếc tàu cá của Trung Quốc lại. Trong quá trình lai dắt chiếc tàu cá này để xử lý, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi.

Ngay sau vụ việc, Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho rằng, có ba lý do khiến Indonesia không thể làm ngơ trước vụ việc này. Thứ nhất, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán ở khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia. Thứ hai, tàu Trung Quốc đã can thiệp vào hoạt động thực thi pháp luật của tàu Indonesia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Thứ ba, tàu hải cảnh Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển của Indonesia.

RELATED ARTICLES

Tin mới