Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaASEAN cần chung tay đối phó với TQ trên Biển Đông

ASEAN cần chung tay đối phó với TQ trên Biển Đông

Các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.

Đại sứ quán Mỹ tại Philippines (15/5) đã tổ chức hội thảo trực tuyến về Biển Đông với sự tham dự của 4 học giả nhằm mục đích găn chặn hành động phi pháp trên vùng biển này. Tham dự hội thảo có bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Eo biển Malacca, Viện Hàng hải Malaysia (MIMA); ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines; ông Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam; ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.

Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia Gregory Poling dẫn những hình ảnh mới nhất về các rặng san hô và nhiều loại sinh vật biển ở Biển Đông đang bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo nhân tạo của Trung Quốc; cho rằng vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông không phải trách nhiệm của riêng một nước nào mà của chung tất cả các nước; đồng thời cảnh báo nếu các nước không chung tay ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ra đời.

Cùng quan điểm trên, ông Jay Batongbacal bày tỏ lo ngại về các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm đánh chìm các tàu cá nhỏ hơn, gia tăng hoạt động quân sự, tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, đối đầu với các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên của các quốc gia trong khu vực. Theo ông, điều này làm suy yếu lòng tin và sự giảm nhiệt tình cho một COC và các nước ASEAN cần phối hợp và gắn kết hơn khi đàm phán với Trung Quốc về COC sắp tới. Bên cạnh đó, ông Jay Batongbacal cho rằng các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo Batongbacal, xu hướng trên cho thấy sự cần thiết phải thống nhất lập trường chung giữa các thành viên ASEAN để tạo thành một nền tảng trong xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trong tương lai. Không những vậy, phán quyết của Tòa có thể trở thành nền tảng tạo nên thống nhất của Hiệp hội trong thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông và Trung Quốc chỉ có thể phản đối phán quyết của PCA nếu chứng kiến các nước ASEAN chia rẽ quan điểm về văn bản này. Ngoài ra, chuyên gia Batongbacal cũng cho rằng việc Covid-19 bùng phát khiến các nước ASEAN không thể gặp trực tiếp để thảo luận COC và đây có thể là cơ hội để các thành viên ASEAN nhìn lại chiến lược quốc gia. Theo đó, các nước ASEAN không nhất thiết phải gặp trực tiếp để bàn về COC, mà có thể thúc đẩy các thảo luận song phương, trước khi nêu lên lập trường chung với Bắc Kinh.

Ông Batongbacal cảnh báo nếu một vài nước ven Biển Đông điều chỉnh cách hành xử của mình theo yêu cầu của Bắc Kinh do bị gây sức ép hoặc muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, ASEAN sẽ bị chia rẽ, đánh mất vai trò trong vấn đề Biển Đông và rất khó nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngược lại, nếu ASEAN thống nhất được quan điểm về lợi ích chung và phối hợp hành động, chúng ta vẫn có hy vọng rằng chính Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình theo luật quốc tế và thừa nhận vai trò quan trọng của ASEAN.

Chuyên gia Nguyễn Hùng Sơn nhận định chuyện tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam và cấm đánh bắt cá ở Biển Đông đã từng xảy ra nhiều lần; cũng như việc gia tăng các hoạt động xây dựng và quân sự trên các bãi Đá Chữ Thập và đá Xu Bi (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) cũng đã thực hiện từ lâu. Theo ông Sơn, đại dịch Covid-19 càng làm Trung Quốc đẩy nhanh hơn các hoạt động này. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đang thể hiện xu hướng đề cao vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là phán quyết Biển Đông, trong hành xử của quốc gia. Sau hơn ba năm im lặng sau phán quyết của PCA, Philippines năm 2020 đã đưa phán quyết này vào các tài liệu chính thức của mình. Trong Công hàm ngày 6/3 gửi Liên Hợp Quốc nhằm phản đối Trung Quốc, Philippines đã lấy phán quyết Biển Đông làm căn cứ để củng cố lập trường của mình. Đây là một sự kiện đáng chú ý. Philippines đã không từ bỏ phán quyết như nhiều bên vẫn tưởng. Trong khi đó, Malaysia và Việt Nam, trong các công hàm gửi lên Liên hợp quốc cuối 2019 và đầu năm 2020, tuy không trực tiếp đề cập đến phán quyết, đều thể hiện sự nhất trí với văn bản này. Ông Sơn lưu ý các thành viên ASEAN khác cũng công khai công nhận phán quyết 2016 của PCA. Hồi đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Indonesia trong tuyên bố phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển phía bắc Natuna đã dẫn lại phán quyết của tòa. Ngay cả Singapore, quốc gia thường tránh đề cập trực tiếp phán quyết, cũng đã “phá lệ” khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen đề cập phán quyết của PCA tại Đối thoại An ninh Munich, Đức, hồi tháng 2. Điều rất quan trọng là 5 thành viên ASEAN ven Biển Đông giờ đây đã thảo luận hoặc công nhận phán quyết của tòa và ASEAN cần khuyến khích, thúc đẩy xu hướng căn cứ nhiều hơn vào UNCLOS để thiết lập và duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông. Tiến sĩ Sơn đề xuất ASEAN nên khuyến khích Brunei đề cập đến UNCLOS và phán quyết của PCA trong các phát ngôn và văn bản chính thức của mình để duy trì xu hướng trên. ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa việc thảo luận về vấn đề Biển Đông tại các hội nghị, không tạo ra ấn tượng rằng vấn đề của được đề cập bằng một vài lời lẽ trong tuyên bố chủ tịch hay tuyên bố chung ASEAN.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn cho rằng Covid-19 đã khiến các cuộc thảo luận về COC bị trì hoãn trong nửa năm qua, nhưng ASEAN vẫn nên tái kết nối với Trung Quốc về vấn đề này, ít nhất là để thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa đa phương. Đây cũng là một cơ hội để các lãnh đạo Trung Quốc, khi tính toán chính sách của mình với Biển Đông, nhận ra rằng vẫn tồn tại ngoại giao đa phương trong khu vực. Trong khi duy trì thảo luận COC với ASEAN trên bàn đàm phán, Trung Quốc từ đầu năm 2020 thực hiện một loạt hành vi như đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia, tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trái phép ở Trường Sa, điều máy bay và tàu đến Biển Đông. Do đó, Trung Quốc cần xem lại cách hành xử của mình và thể hiện thiện chí, quyết tâm chính trị, để cho thấy Bắc Kinh muốn thúc đẩy COC. Ngoài ra, Tiến sỹ Sơn cảnh báo nếu các nước để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ áp dụng cách hành xử như vậy với tất cả các nước khác trên thế giới. Bởi vậy, các nước cần đề cao trật tự dựa trên luật lệ, điều mang lại lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế.

Bà Sumathy Permal đưa ra sơ đồ mô tả các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông của Trung Quốc như công bố cái gọi là “đường 9 đoạn” trái phép vào năm 2009 bất chấp bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, trong đó Trung Quốc đã có nhiều hoạt động xâm hại chủ quyền của các nước thành viên ASEAN ở Biển Đông. Thời gian tới, Bắc Kinh sẽ gia tăng quyết tâm kiểm soát vùng biển này. Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc không chỉ thực hiện các biện pháp cũ mà còn gia tăng yêu sách của mình trong khu vực. Một ví dụ là Trung Quốc áp lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, hành động mà Việt Nam luôn phản đối. 

Được biết, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia tập trung nguồn lực đối phó đã tạo ra bối cảnh thuận lợi cho Bắc Kinh thúc đẩy tham vọng của mình. Trong khi Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự hung hăng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông, các nước láng giềng ASEAN có nguy cơ mất cả các quyền chủ quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Hành vi hung hăng ở Biển Đông là một phần trong trò chơi dài hơi nhằm kiểm soát tất cả những gì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.Nằm ở phía Nam của Biển Đông, với tầm quan trọng chiến lược cùng ngư trường phong phú, quần đảo Trường Sa là “tài sản” mơ ước và trở thành đối tượng tranh chấp của một số quốc gia trong khu vực. Xa hơn về phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa giàu tiềm năng hải sản và trữ lượng dầu khí lớn. Trong khi Việt Nam khẳng định chủ quyền thì Trung Quốc ngang nhiên chiếm quyền sở hữu và quân sự hóa toàn bộ Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.

Các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, kiên trì phản đối việc Trung Quốc “thuộc địa hóa” các quần đảo này suốt thời gian dài. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc cố tình phớt lờ trước làn sóng phản đối từ các nước láng giềng, tiếp tục sử dụng các chiến thuật bắt nạt khi gần đây ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong 4 tháng. Bất chấp Trung Quốc che giấu mục đích của động thái này với lý do “bảo vệ” nguồn cá, nhưng như quan điểm của Việt Nam và Philippines, bản chất của hành vi này là cách Trung Quốc khẳng định quyền lực và kiểm soát khu vực.

Một trong những động thái phi pháp mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông là triển khai hệ thống cảnh báo và kiểm soát sớm trên không (AEW & C) KJ-200 và máy bay tuần tra hàng hải KQ-200 (còn được gọi là máy bay chống ngầm Y-8), trên căn cứ thường trực trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Theo các bức ảnh vệ tinh trước đây cho thấy nhà chứa máy bay gần đường băng trên Đá Chữ Thập đã được lắp đặt máy điều hòa không khí, cho thấy máy bay quân sự đã sẵn sàng để triển khai mở rộng. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông lãnh thổ Đài Loan nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lên kế hoạch tuyên bố “khu vực nhận dạng phòng không” trái phép ở Biển Đông. Thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng hạ tầng như nhà chứa máy bay, đường băng, lắp đặt hệ thống radar và triển khai các loại tên lửa đối không, đối hạm ở 3 bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là những bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Theo giới chuyên gia, Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn mới của chiến dịch xâm lược nhằm kiểm soát Biển Đông. Mục tiêu của cường quốc kinh tế số hai thế giới lần này chính là ngăn cản và gây áp lực lên các cuộc đàm phán về COC đang diễn ra giữa Trung Quốc với 10 quốc gia ASEAN. Kết quả của các cuộc đàm phán này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc tế tại khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ tới. Bắc Kinh mưu toan nỗ lực khẳng định quyền kiểm soát vùng biển chiến lược này để giành được lợi thế trước ASEAN, tạo đòn trong các cuộc đàm phán quan trọng. Không những vậy, Trung Quốc đã để lộ rõ bản chất cốt lõi mưu toan này: Khẳng định “đường 9 đoạn” trong tưởng tượng và việc xây dựng các cấu trúc đảo nhân tạo. Chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế chi phối hành xử ở Biển Đông đang bị đe dọa. Nếu Washington chủ động tác động đến nội dung cuối cùng của COC, động thái này có thể giúp đưa đến một thỏa thuận được ủng hộ. Một trong những điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán là phạm vi địa lý của COC. Dự thảo COC hiện tại không đề cập đến phạm vi mà nó sẽ áp dụng. Văn bản này chỉ tuyên bố rằng COC không phải là một công cụ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và các bên không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Bằng cách thiết lập sự kiểm soát về hành chính và pháp lý đối với hầu hết Biển Đông, Bắc Kinh có thể tham gia các cuộc đàm phán với tư thế chủ động và có quyền lực trên thực địa. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tuyên bố vùng biển, các thực thể và các đảo do nước này quản lý nằm dưới sự kiểm soát chỉ của nước này và không có tranh chấp. Điều này giảm thiểu phạm vi áp dụng của COC và cho phép Bắc Kinh điều chỉnh bản quy tắc này trước khi được hoàn tất.

Quan điểm chính thức của Washington là muốn có bản COC có ý nghĩa và hiệu quả, có thể bảo vệ quyền của các bên thứ ba và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việc Mỹ nhấn mạnh lập trường trong các cuộc họp chính thức với giới lãnh đạo ASEAN và khuyến khích các đối tác xem xét cẩn thận ngôn ngữ của COC thể hiện sự ủng hộ của Washington về một bản quy tắc ủng hộ lợi ích quốc gia của Mỹ tại Biển Đông. Việc Mỹ coi trọng vấn đề này về mặt ngoại giao cũng gián tiếp tiếp thêm sức mạnh cho các nước ASEAN trước sự chèn ép từ Bắc Kinh trong dự thảo đàm phán.

Cho đến nay, nhiều quốc gia ASEAN đã tỏ ý tôn trọng và viện dẫn Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Trong số đó có Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam. Đặc biệt trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc của Philippines cũng viện dẫn Phán quyết này. Điều này cho thấy những triển vọng trong việc có thể đưa nội dung Phán quyết 2016 vào trong Dự thảo COC.

RELATED ARTICLES

Tin mới