Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBị phương Tây quay lưng, TQ cần châu Phi hơn bao giờ...

Bị phương Tây quay lưng, TQ cần châu Phi hơn bao giờ hết

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng y tế thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh chuyện giữ gìn quan hệ với các nước châu Phi, trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối diện với những chỉ trích kịch liệt từ phương Tây về vai trò của họ trong đại dịch COVID-19.

Là một nhà tài trợ lớn của châu Phi, Trung Quốc giờ đang muốn trở thành một lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực y tế.

Tại cuộc họp cùng các quốc gia thành viên WHO ngày 19/5, ông Tập cam kết dành 2 tỷ USD cho WHO trong 2 năm tới để hỗ trợ các nước đang phát triển, và nhắc nhở châu Phi rằng quan hệ lâu dài của họ với Bắc Kinh đã chứng kiến các khoản viện trợ của Trung Quốc giúp ích cho 200 triệu người châu Phi trong 7 thập kỷ qua.

Ông Tập cam kết giúp đỡ 30 bệnh viện ở châu Phi, thành lập cơ quan y tế xuyên châu Phi và đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin giá rẻ sau khi Trung Quốc điều chế thành công.

Những gì ông Tập nói đến không chỉ để Trung Quốc đóng vai trò đi đầu ở châu Phi mà còn để bảo đảm một sự ủng hộ mà Bắc Kinh nhận được vào thời điểm chuyển giao quan trọng trong quan hệ của nước này với lục địa đen.

Dù chưa có nguyên thủ quốc gia nào ở châu Phi công khai chỉ trích cách Trung Quốc ứng phó với COVID-19, nhưng đầu tuần này, một nhóm quốc gia châu Phi ủng hộ dự thảo nghị quyết do EU soạn thảo để kêu gọi triển khai một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19.

Trước đó, các đại sứ châu Phi viết một lá thư chung để yêu cầu Bắc Kinh trả lời về tình trạng phân biệt đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc khi COVID-19 xảy ra.

Khi virus corona khiến Bắc Kinh ngày càng bị cô lập trên vũ đài thế giới, bài phát biểu của ông Tập cho thấy sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi quan trọng như thế nào với Bắc Kinh.

Hậu thuẫn quan trọng

Quan hệ ngọai giao của Trung Quốc với các nước châu Phi bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi Bắc Kinh kết bạn với các quốc gia mới giành được độc lập và nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng của mình.

Châu Phi tạo nên sự hậu thuẫn ngoại giao quan trọng đối với Bắc Kinh, nhất là trong nỗ lực của nước này nhằm đẩy Đài Loan ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc vào năm 1971 và trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Trong những thập kỷ sau đó, khi Bắc Kinh vấp phải nhiều chỉ trích kịch liệt từ phương Tây, các nước châu Phi tiếp tục đứng cạnh Trung Quốc.

Gần đây nhất là trong vụ Mỹ gây sức ép lên tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, cáo buộc hãng này là con ngựa thành Troj của chính phủ Trung Quốc, các chính phủ quan trọng ở châu Phi, trong đó có Kenya và Nam Phi, hoan nghênh sự hiện diện của Huawei.

“Mỗi lần Mỹ hay phương Tây gia tăng chỉ trích Trung Quốc, Bắc Kinh đều quay sang với tình hữu nghị lâu dài và trả qua mọi điều kiện thời tiết với châu Phi”, Lina Benabdallah, trợ lý giáo sư chuyên ngành quan hệ Trung Quốc – châu Phi tại ĐH Wake Forest University, đánh giá.

“Bắc Kinh cần các đối tác châu Phi để thúc đẩy hình ảnh rằng Trung Quốc không bị cô lập hoặc không có bất kỳ người bạn nào trên vũ đài quốc tế”, bà Lina nói.

Khi Mỹ quyết liệt cho rằng Bắc Kinh có lỗi khi để COVID-19 lây lan, sự ủng hộ của châu Phi một lần nữa lại có vai trò quan trọng khi Bắc Kinh nỗ lực đáp trả cáo buộc của phương Tây và đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực y tế.

Dù Bắc Kinh tiếp tục cố gắng, tác động trực tiếp của đại dịch lên cuộc sống của người dân châu Phi đang bộc lộ những dấu hiệu cho thấy COVID-19 có thể gây đứt gãy cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi.

Cuối tháng 2, dư luận Keny phẫn nộ khi một chiếc máy bay của hãng China Southern Airlines từ Trung Quốc đại lục hạ cánh ở Nairobi. 239 hành khách được xuống máy bay mà không cần xét nghiệm, trong khi tình hình COVID-19 đang diễn biến nghiêm trọng.

Điều đó dẫn đến lời kêu gọi phải dừng các chuyến bay giữa Trung Quốc với châu Phi đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tháng 4 vừa qua, các bộ trưởng châu Phi đề nghị G20 thông qua gói cứu trợ 100 tỷ USD, trong đó có 44 tỷ hoãn trả hoặc xóa nợ. Trung Quốc, nước được cho là đang nắm giữ 1/5 số nợ của châu phi, đáp lại rằng họ sẽ làm như các nước G20 khác và không có đối xử ưu đãi nào với đối tác lâu năm.

Nhưng mối đe dọa mới nhất cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi là những hình ảnh gây sốc về tình cảnh nhiều người châu Phi ở Quảng Châu bị chủ nhà trọ đuổi ra đường và khách sạn từ chối tiếp nhận. Giới chức thành phố cũng bắt tất cả người châu Phi xét nghiệm và cách ly, bất chấp họ có ra nước ngoài gần đây hay không.

Những bài báo về tình trạng đó dẫn đến một bức thư chưa từng thấy mà một nhóm đại sứ châu Phi cùng ký để gửi đến chính phủ Trung Quốc. Dù Bắc Kinh nhanh chóng vào cuộc để xử lý khủng hoảng, nhưng cơn giận ở châu Phi tiếp tục sôi sục. Các bộ trưởng trong chính phủ Nigeria đề xuất các biện pháp trả đũa, như điều tra tình trạng pháp lý của tất cả người Trung Quốc đang ở nước này.

“Đối xử bất công với người châu Phi ở Quảng Châu là một vết ố trong quan hệ châu Phi – Trung Quốc. Bằng cách tập trung vào châu Phi (trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Y tế thế giới), ông Tập dường như muốn gửi tín hiệu cho châu Phi rằng họ vẫn là ưu tiên của Trung Quốc”, Eguegu, một nhà phân tích về quan hệ quốc tế tại Nigeria, nói với CNN.

RELATED ARTICLES

Tin mới