Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhát triển hệ thống tác chiến điện tử: TQ từng bước hiện...

Phát triển hệ thống tác chiến điện tử: TQ từng bước hiện đại hóa thành công lực lượng quốc phòng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố đoạn video cho thấy các đơn vị Lực lượng Mặt đất Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGF) đang thực hiện cuộc diễn tập với 2 trong số các hệ thống tác chiến điện tử gắn trên xe (EW), đây là hệ thống tác chiến điện tử mới được Trung Quốc phát triển thành công.

Đài CCTV 7 (10/5) đưa phóng sự về hoạt động diễn tập của hệ thống tác chiến điện tử gắn trên xe (EW). Trong phóng sự, các đơn vị Lực lượng Mặt đất Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGF) đang thực hiện cuộc diễn tập với 2 trong số các hệ thống EW. Đây là tổ hợp được Bắc Kinh lần đầu ra mắt vào dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/2019). Hệ thống EW này được gắn trên xe bọc thép 6 × 6 Dongfeng Mengshi CSZ181 và có kíp chiến đấu 4 . Tổ hợp trên được vận hành bởi một đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 78 – Chiến khu phía Bắc của Trung Quốc.

Trong lĩnh vực tác chiến điện tử trên không, Airrecognition cho biết, hiện nay Trung Quốc đang âm thầm phát triển một mẫu máy bay tác chiến điện tử mới, dựa trên nền tảng máy bay vận tải thế hệ mới Y-9. Airrecognition cho rằng, Y-9 là biến thể nâng cấp của máy bay vận tải Y-8F do Trung Quốc sản xuất, nhưng bản thân Y-8F lại được phát triển dựa trên An-12 của Liên Xô chế tạo. Chính vì vậy, cả hai biến thể này đều mang thiết kế của An-12. Theo định danh của Trung Quốc, biến thể mới của Y-9 gọi là GX-11 hoặc Y-9G, dựa trên hình ảnh mà các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải cho thấy GX-11 được trang bị 6 ăng ten cỡ lớn bố trí dọc phần thân và bên dưới phần mũi máy bay. Mục đích sản xuất các máy bay tác chiến điện tử của Trung Quốc về cơ bản là làm gián đoạn hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và tín hiệu radar của đối phương. Chính vì vậy, từ lâu Quân đội Trung Quốc đã luôn coi trọng việc phát triển lực lượng tác chiến đặc biệt này, GX-11 được chú trọng phát triển dành riêng cho lực lượng Không quân Trung Quốc nhằm thay thế cho mẫu máy bay tác chiến điện tử đã lỗi thời là Y-8G.

Theo một số thông tin được Trung Quốc tiết lộ, Y-9 có trọng lượng cất cánh khoảng 77 tấn, tầm hoạt động 5.700km, vận tốc tối đa 650km/h và đạt trần bay là 10.400m. Ngoài ra, Y-9 còn được biết tới với cái tên khác là Y-8X và đã được Trung Quốc phát triển vào năm 2001 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010. Máy bay vận tải tầm trung Y-9 được Trung Quốc phát triển như một mẫu máy bay nền tảng cơ sở tương tự như C-130J của Quân đội Mỹ, nó có thể được chuyển đổi và sử dụng cho nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác nhau dành cho lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc. Hiện tại có tổng cộng 5 biến thể khác nhau của Y-9, ngoài biến thể mới nhất là GX-11. Nó còn các biến thể khác gồm: các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 và KJ-200, máy bay trinh sát điện tử Y-9JB và một biến thể tác chiến đặc biệt dành cho lực lượng không quân

Được biết, Nga là một trong những nước có công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến nhất thế giới. Trong số những hệ thống tác chiến điện tử đang sở hữu, Nga có nhiều hệ thống được xếp vào loại hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Đầu tiên, Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh của máy bay, khiến cho các máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương. Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần. Theo lời Phó tổng giám đốc công ty Kret (nhà phát triển và sản xuất hệ thống EW này) – ông Vladimir Mikheev, tất cả các chiến đấu cơ mà Nga đã mất ở Georgia không được cài đặt các phương tiện tác chiến điện tử, thực tế này đã gây ra tổn thất về trang bị quân sự của Nga. Khibiny hiện đang được cài đặt trên các máy bay Su-30, Su-34, và Su-35, do đó, cuộc tấn công hồi tháng tư trên Biển Đen vào tàu USS Donald Cook bằng máy bay ném bom Su-24 được cho là sử dụng tổ hợp Khibiny là một sự bịa đặt. Sự nhiễu loạn của tàu khu trục đã xảy ra. Hệ thống EW này có thể hoàn toàn vô hiệu hoá ra đa đối phương, tuy nhiên, Khibiny đã không được cài đặt trên máy bay Su-24.

Thứ hai, Moskva-1. Tổ hợp ra đa hiện đại mà quân đội Nga sắp được nhận có thể quan sát và bám tất cả các mục tiêu ở trên không ở khoảng cách 400 km (hệ thống ra đa trước đó Avtobaza có thể bắt mục tiêu ở cự ly tối đa chỉ khoảng 150 km). Moskva-1 hoạt động trên nguyên tắc của rađa thụ động. Điều này nghĩa là nó không phát xạ bất kỳ tín hiệu nào, chỉ thu và phân tích những tín hiệu bên ngoài. Do đó, không giống các rađa thông thường, nó vẫn là vô hình với đối phương. Bằng cách quét không gian, Moskva-1 xác định dạng đối tượng và có thể phân loại chúng một cách chính xác là một quả tên lửa hay một máy bay. Trạm ngay lập tức truyền những thông tin quí giá đó về sở chỉ huy và sau đó người điều hành sẽ ra quyết định có tiêu diệt mục tiêu hay không. Thêm vào đó, Moskva-1 có thể dẫn đường hệ thống phòng thủ không gian tới mục tiêu, vì vậy nó giữ rađa thụ động, không nhìn thấy bởi hoả lực đối phương cho đến lúc cuối cùng.

Thứ ba, Krasukha-2. Mặc dù với tên gọi khá hài hước, tổ hợp EW mặt đất này là nỗi khiếp sợ thực sự cho các máy bay điều khiển và báo cảnh không gian (AWACS). Nhiệm vụ chính của Krasukha là bảo vệ và phòng thủ không gian, các phương tiện mặt đất và bảo đảm an ninh cho các lực lượng trên đường hành quân. PTRC Iskander và các tổ hợp tương tự khác là khá lộ liễu trên đường hành quân. Krasukha cho phép chúng dễ dàng tiếp cận các địa điểm nhất định và triển khai các phi đội chiến đấu. Mỗi khi Krasukha cảnh báo AWACS, nó tác động lên rađa của nó bằng một bức xạ gây nhiễu trong vòng bán kính 250 km. Nhiễu xạ vô tuyến như vậy khiến cho sự dẫn đường của các vũ khí chính xác là không thể. Một tính năng khác của Krasukha là ảnh hưởng lên phần điều khiển trung tâm của các tên lửa và thay đổi hướng bay. Kết quả của việc can thiệp của Krasukha, tên lửa sẽ bắt mục tiêu giả và bắn nó mà không phá huỷ được phần cứng.

Thứ tư, Rtut’-BM. Hệ thống EW này là một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay. Rtut’ được thiết kế để bảo vệ binh lính và trang thiết bị khỏi hoả lực pháo binh, trong trường hợp pháo binh được trang bị thiết bị nổ gần. Để gây ra sự huỷ hoại về nhân lực và vũ khí, thiết bị nổ gần phải nổ ở độ cao 3-5 m. Rtut’ tác động lên các thiết bị này, khiến nó nổ ở một độ cao nhất định, bảo đảm an toàn cho các lực lượng. Không chỉ chống lại các thiết bị nổ gần, trong trường hợp cần thiết, Rtut’ có thể chế áp các tần số mà đối phương sử dụng để liên lạc. Một tổ hợp có thể bảo vệ một phạm vi 50 ha. Theo như các nhà phát triển vũ khí, Rtut’-BM có một tiềm năng xuất khẩu tuyệt vời và có thể được cung cấp cho các thị trường truyền thống ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh.

Thứ năm, President-S. Đây là một tổ hợp chế áp quang điện tử, có thể bảo vệ bất kỳ máy bay nào mà đang bị tấn công bởi hoả lực tên lửa từ hệ thống MANPADS – được trang bị bộ phận dò tìm nhiệt (các phần tử mà phản ứng với nhiệt sản sinh ra từ việc chạy động cơ của máy bay hoặc trực thăng). Trong suốt thời gian bắn thử nghiệm, các tên lửa được phóng ra từ Igla (Needle) tới một trực thăng Mi-8, cố định trên một giàn khoan đặc biệt. Các tên lửa được phóng đi từ khoảng cách 1000 m, và không một cái nào phóng tới mục tiêu – tất cả các tên lửa đã đi chệch khỏi trực thăng: hệ thống dẫn đường đã mất mục tiêu đơn giản là vì sự nhiễu xạ tạo ra bởi tổ hợp này.

RELATED ARTICLES

Tin mới