Saturday, September 7, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhát hành tiền điện tử: Trung Quốc đang thay đổi cuộc chơi

Phát hành tiền điện tử: Trung Quốc đang thay đổi cuộc chơi

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vừa tiết lộ kế hoạch đưa đồng tiền điện tử sẵn sàng lưu thông trong Olympic mùa Đông 2022. Thông báo báo này xuất hiện tại thời điểm đại dịch COVID-19 đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển từ tiền giấy sang tiền điện tử tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), việc sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) điện tử đã được thí điểm tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô và chính phủ nước này dự kiến lưu hành thử nghiệm tại kỳ Olympic mùa Đông tới dù chưa có thời gian biểu cụ thể. Trước mắt, tiền điện tử được dùng để thanh toán cho các phương tiện giao thông công cộng, mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, sau đó sẽ mở rộng ra các thành phần khác.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số vận hành như tiền giấy thông thường, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã code trong ví điện tử được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công nhận. Tiền điện tử cho phép người dùng thanh toán, nhận và chuyển tiền như các nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay và WeChat Pay. Chức năng chạm cho phép hai người dùng chạm điện thoại vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Đây cũng là đồng tiền hiến định, vì thế có thể được trao đổi mà không cần ngân hàng đóng vai trò trung gian.

Theo Chủ tịch Uỷ ban Tiền tệ Hồng Kông Eddie Yue, việc sử dụng và phổ biến các công nghệ thanh toán mới đã và đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, kể từ khi nỗi lo ngày một lớn về virus corona khiến mọi người muốn sử dụng tiền điện tử hơn là tiền giấy.

Được biết, PBoC đã công bố hồ sơ bằng sáng chế tiền điện tử từ 2 năm trước; trong đó nêu rõ về một đồng tiền điện tử yêu cầu các ngân hàng thương mại nhập thông tin chi tiết về người vay, lãi suất trước khi chuyển tiền, giúp ngân hàng trung ương chủ động quản lý hoạt động cho vay và trực tiếp cấp tiền cho những trường hợp phù hợp khi cần thiết. Hiện, quy trình hoạt động của CNY điện tử diễn ra như sau: Người dùng và doanh nghiệp có tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) sẽ mở ví điện tử dành cho CNY điện tử trên ứng dụng của ngân hàng và nạp tiền vào ví điện tử từ tài khoản ngân hàng. Sau khi hoàn tất nạp tiền là đã có thể thực hiện giao dịch với bất cứ ai cũng có ví điện tử, giống như việc sử dụng tiền mặt thông thường. Theo đó, CNY điện tử sở hữu giá trị tương đương tiền giấy thông thường, và được PBoC công nhận; khác biệt chỉ nằm ở chỗ nó tồn tại dưới dạng mã trong ví điện tử.

Ông Mu Changchun – một quan chức PBoC đảm nhiệm giám sát nghiên cứu về tiền điện tử, cho biết hạn mức giao dịch với CNY điện tử sẽ phụ thuộc vào việc xác minh danh tính người sử dụng. Chẳng hạn, chỉ đăng ký bằng số điện thoại sẽ chỉ có thể giao dịch số tiền nhỏ, nhưng khi cung cấp danh tính hay ảnh chụp thẻ ghi nợ thì hạn mức giao dịch sẽ được nâng lên. Nếu có đại diện ngân hàng giới thiệu, người dùng thậm chí còn không bị giới hạn trần giao dịch.

Liên kết với số điện thoại của người sử dụng, các giao dịch thanh toán, nhận, chuyển tiền bằng CNY điện tử diễn ra trên ứng dụng ví điện tử không khác mấy so với các nền tảng thanh toán trực tuyến hiện có tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ứng dụng dành cho CNY điện tử lại có chức năng mà Alipay không có, là cho phép người sử dụng chuyển tiền giữa các tài khoản bằng cách chạm điện thoại vào nhau. Hơn nữa, giao dịch với CNY điện tử có thể được thực hiện mà không cần tới Internet hay mạng di động. Đồng thời, vì là đồng tiền pháp định, nên CNY điện tử có thể giao dịch mà không cần tới ngân hàng trung gian – yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống kinh tế của Trung Quốc linh hoạt hơn. Như vậy, có thể thấy nguyên lý phát hành và quản lý của CNY điện tử không giống với các đồng tiền ảo phi tập trung, sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) như Bitcoin. Hiện, các đồng tiền ảo như Bitcoin hay Ethereum đều hỗ trợ chuyển khoản ẩn danh mà không cần người trung gian hoặc ngân hàng trung ương.

Trên thực tế, có nhiều nước đã phát hành đồng tiền điện tử quốc gia thực sự như Venezuela, Estonia hay Dubai. Trong khi đó, các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Châu Âu cũng đã đi trước Trung Quốc rất nhiều khi có hành lang phát lý rất mở, cụ thể và minh bạch để các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng, đầu tư tiền điện tử cũng như phát triển các ứng dụng Blockchain vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Việc Trung Quốc phát hành đồng NDT điện tử không thực sự đúng với bản chất và giá trị thực sự của Blockchain cũng chứng tỏ đây mới chỉ là bước đầu trong quá trình hợp pháp hoá tiền điện tử tại quốc gia này. Đối với các nước khác đang đi sau Trung Quốc trong việc hợp thức hoá đồng tiền điện tử thì có lẽ rào cản lớn nhất đó là ứng dụng và khả năng kiểm soát của chính phủ mỗi nước hay ngân hàng trung ương đối với loại tiền này.

Một khi Trung Quốc phát hành tiền điện tử, thì Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất vì mối liên quan mật thiết giữa hai kinh tế, văn hóa tiêu dùng và cả những khoản nợ, đầu tư, dự án… Việc chấp nhận tiền kỹ thuật số trong giai đoạn này chưa phù hợp với hiện trạng hạ tầng số của Việt Nam. Tuy Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước chưa công nhận tính hợp pháp của tiền kỹ thuật số. Nhưng thị trường hoạt động của các loại tiền ảo vô cùng sôi động. Theo thống kê từ các trang tin, sàn giao dịch tiền ảo dẫn đầu thế giới thì Việt Nam hiện nằm trong Top 3 hoặc 4 quốc gia dẫn đầu về lượng truy cập. Bên cạnh đó, thống kê của trang coin.dance, Việt Nam cũng có mặt trong số các nước có lượng giao dịch hàng đầu thế giới. Chưa rõ thời điểm nào Việt Nam sẽ có khung pháp lý thực sự cho lĩnh vực này. 

Giới chuyên gia Việt Nam cho rằng, thực tế thì Việt Nam, Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác đều cho rằng tiền số là nguy cơ thách thức lớn cho chính sách tiền tệ quốc gia hơn là đem đến lợi ích cho nền kinh tế và các dịch vụ tiêu dùng. Vì vậy các hoạt động, nghiên cứu để Chính phủ đưa ra khung pháp lý đều xoay quanh những yếu tố như làm sao để siết chặt hay kiểm soát các đồng tiền ảo xuất hiện, cấm các hoạt động mua bán sử dụng tiền ảo. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, công nghệ Blockchain – xương sống của tiền ảo là xu thế tất yếu và thực sự cần thiết cho các ứng dụng giúp ích cho nền kinh tế trong tương lai gần. Sự tồn tại của tiền ảo trong nhiều khía cạnh khác nhau cũng đem đến rất nhiều lợi thế trong xu hướng phát triển chung của kinh tế số cùng với thời kỳ lớn mạnh về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

RELATED ARTICLES

Tin mới