Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ “ngư ông đắc lợi” từ làn sóng biểu tình đang lan...

TQ “ngư ông đắc lợi” từ làn sóng biểu tình đang lan rộng ở Mỹ

Trong bối cảnh Trung Quốc đang hứng chịu những chỉ trích, lên án mạnh mẽ của các nước trong vấn đề đưa ra dự luật an ninh cho Hồng Kông, thì từ vụ việc đơn lẻ đã bùng lên làn sóng biểu tình mang màu sắc chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Theo giới truyền thông, mức độ nóng của tình hình Hồng Kông đã giảm trong khi đối với làn sóng biểu tình tại Mỹ lại gia tăng nhanh chóng.

Làn sóng biểu tình “Tôi không thở được” lan rộng tại Mỹ

Từ Minneapolis tới thành phố New York, Atlanta và Washington, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát Mỹ trong một cơn sóng giận dữ để phản đối cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd, theo Hãng tin Reuters. Người biểu tình đã đổ xuống đường phố trên khắp nước Mỹ từ tối 29/5 đến nay để bày tỏ lo ngại và sự giận dữ của họ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd (46 tuổi). Người Mỹ gốc Phi này đã tử vong hôm 25/5 sau khi bị một cảnh sát da trắng ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota ghì cổ bằng đầu gối trong hơn 8 phút. Các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Tôi không thở được” thậm chí lan tới khu vực bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington D.C.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu ngày 30/5 nói rằng ông đã thấy mọi thứ diễn ra từ cửa sổ của mình và cảnh báo họ không xâm phạm nơi làm việc của ông. Theo Hãng tin Reuters, nhiều người biểu tình đã hô to “Không có công lý, không có ôn hòa!”, trong khi một số khác giơ cao những tấm bảng có ghi “Hãy kết thúc sự tàn bạo của cảnh sát” hay “Tôi sẽ không ngừng la hét đến khi mọi người có thể thở được”. Tình hình bạo lực trở nên leo thang khi hai cảnh sát liên bang Mỹ bị bắn trong cuộc biểu tình tại Oakland, bang California tối 29/5. Một trong hai cảnh sát này đã chết vì vết thương nặng. Sở Cảnh sát Oakland cho biết ít nhất 7.500 người đã xuống đường ở thành phố này để biểu tình vì cái chết của George Floyd. Người biểu tình đã gây hư hại trên khắp thành phố, từ đập phá, trộm cắp tới phóng hỏa và tấn công cảnh sát. Đã có ít nhất 30 bang và thành phố của Mỹ phải áp lệnh giới nghiêm hoặc tình trạng khẩn cấp trước làn sòng biểu tình. Lực lượng vệ binh đã được huy động, trong khi Tổng thống D.Trump hôm 30/5 tuyên bố có thể huy động quân đội để đảm bảo tình hình.

Dư luận chuyển hướng chú ý từ Hồng Kông (TQ) sang biểu tình ở Mỹ

Ngày 28/5/2020, Quốc hội Trung Quốc (NPC) đã thông qua “Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hồng Kông để Bảo đảm An ninh” được cho là mở đường cho việc ban hành luật an ninh ở Hồng Kông, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Ngay sau khi thông tin trên được công bố, các nước đã ra phản ứng. Mỹ, Anh, Canada và Australia hôm 28/5 đã ra tuyên bố chung “bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông”. Theo tuyên bố, luật mới sẽ “cắt giảm quyền tự do của người Hồng Kông, làm xói mòn đáng kể quyền tự trị của Hồng Kông cũng như chế độ khiến thành phố trở nên phồn thịnh. Quyết định áp luật an ninh mới với Hồng Kông của Trung Quốc đại lục mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo các nguyên tắc mang tính ràng buộc pháp lý trong Tuyên bố chung Trung – Anh đã được đăng ký với Liên hợp quốc. Dự luật an ninh sẽ làm suy yếu mô hình một quốc gia, hai chế độ”, tuyên bố chung cho hay. Bốn quốc gia này cho rằng trong lúc thế giới tập trung vào đại dịch toàn cầu, đòi hỏi phải tăng cường niềm tin vào chính phủ và hợp tác quốc tế, động thái rủi ro chưa từng có của Bắc Kinh gây tác động ngược lại. “Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội Hồng Kông”, tuyên bố nêu thêm. “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc hợp tác với chính quyền đặc khu và người dân Hồng Kông để tìm ra dàn xếp thỏa đáng, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung – Anh”.

Giới quan sát cho rằng việc luật an ninh Hồng Kông được mở rộng, không chỉ nhắm tới cá nhân, mà còn điều chỉnh các tổ chức như cơ quan truyền thông, doanh nghiệp quốc tế có thể là lý do khiến Pompeo từ chối công nhận rằng Hồng Kông vẫn còn duy trì quyền tự chủ. Quyền tự chủ của Hồng Kông là điều kiện quan trọng để thành phố này được hưởng trạng thái thương mại đặc biệt với Mỹ, giúp đặc khu không phải chịu các mức thuế mà Washington áp với Bắc Kinh. Nhờ đặc quyền này, thành phố còn được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng USD và đôla Hồng Kông. Cư dân Hồng Kông cũng tránh được những hạn chế về thị thực áp dụng cho cư dân Trung Quốc đại lục. Theo Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông được thông qua cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm xác nhận về quyền tự chủ của Hồng Kông mỗi năm, nhằm xem xét những ưu đãi đối với đặc khu. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là người quyết định có tước vị thế đặc biệt của Hồng Kông hay không. Động thái của Pompeo được đánh giá là bước đi quyết liệt của Mỹ nhằm chống lại nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục với Hồng Kông, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra những hậu quả khôn lường cho tất cả các bên. Theo bình luận viên Alex Ward của Vox, bên mất mát nhiều nhất với quyết định này chính là Hồng Kông, khi thành phố có thể đánh mất vị thế trung tâm tài chính toàn cầu. “Trạng thái đó thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Hồng Kông. Rõ ràng nó còn liên quan mật thiết tới khả năng bảo vệ bản sắc riêng biệt của đặc khu”, Jacob Stokes, nhà phân tích về Trung Quốc tại Viện Hòa bình Mỹ, nhận định hồi tuần trước. “Điều trớ trêu là việc tước trạng thái đặc biệt của Hồng Kông lại gây tổn thất cho đặc khu thay vì cứu lấy nó”, Daniel Russel, cựu quan chức ngoại giao trong chính quyền Barack Obama, nhận xét. Susan Shirk, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ khác, cũng đồng tình rằng “bên thua lớn sẽ là người dân Hồng Kông, không phải các chính trị gia ở Bắc Kinh hay Washington, những người gây ra tình huống khó khăn này”.

RELATED ARTICLES

Tin mới