Saturday, December 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChính sách của TQ đối với Biển Đông

Chính sách của TQ đối với Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố nước này có lịch sử hoạt động tại Biển Đông hơn 2000 năm và là nước sớm nhất phát hiện, đặt tên và khai thác các đảo, vùng biển liên quan tại Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế do tư tưởng trọng lục địa, cho nên đến đầu thế kỷ 20, dưới thời Trung Hoa dân quốc, nước này mới quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Năm 1947, Chính quyền Trung Hoa Dân quốc cho xuất bản Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải và đây chính là nguồn gốc của đường chín đoạn hiện nay.

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, do Biển Đông có vai trò ngày càng quan trọng về chiến lược, an ninh và phát triển, nên Trung Quốc ngày càng quan tâm và có nhiều chính sách liên quan đến vùng biển này. Các học giả trong và ngoài Trung Quốc đều thống nhất rằng, do bối cảnh trong nước và quốc tế thay đổi, Trung Quốc đã có một số lần điều chỉnh và chính sách của nước này đối với Biển Đông được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ khi thành lập nước đến đầu những năm thập kỷ 70 (1949-1974), giai đoạn 2 từ giữa thập kỷ 70 đến kết thúc chiến tranh lạnh (1974-1991), giai đoạn 3 từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến năm 2012 (1991-2012) và giai đoạn 4 là từ năm 2012 đến nay. 

1. Giai đoạn 1949-1974

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đến đầu những năm 1970, cục diện thế giới hình thành hai cực, Trung Quốc lần lượt đối đầu gay gắt với hai nước lớn có ảnh hưởng toàn cầu là Mỹ và Liên Xô. Các nước láng giềng phần lớn đi theo Mỹ hoặc Liên Xô và ít nhiều có thái độ thù địch với Trung Quốc. Do đó, trọng tâm an ninh quốc gia của Trung Quốc đặt ở lục địa. Mặt khác, trong giai đoạn này, Trung Quốc mới giành được chính quyền, cần tập trung củng cố chính quyền, giải quyết các vấn đề trong nước và mức độ quan tâm để các vấn đề trên biển còn thấp. Đầu những năm 1950, Mao Trạch Đông cũng đã đưa ra yêu cầu phải xây dựng lực lượng hải quân mạnh, nhưng nhiệm vụ của hải quân thứ nhất chủ yếu hạn chế trong phạm vi phòng ngự gần bờ, chủ yếu là chống cướp biển, hải tc, buôn lậu trên biển, đảm bảo an ninh hàng hải, thứ 2 là giải phóng Đài Loan, thứ 3 là phòng ngự sự xâm lược của các nước từ hướng biển. Do đó, trong giai đoạn này, chính sách Biển Đông của Trung Quốc tập trungĐưa ra các tuyên bố chủ quyền về các đảo”. Ngày 15/8/1951, Trung Quốc nêu lập trường về vấn đề hải đảo của mình thông qua Tuyên bố về Dự thảo Hiệp ước Hòa Bình với Nhật Bản và Hội nghị San Francisco của Mỹ và Anh của Thủ tướng Chu Ân Lai: Quần đảo Tây Sa và Nam Sa, giống như Đông Sa và Trung Sa, luôn thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đến năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở phần Đông quần đảo Hoàng Sa đã tạo ra cơ hội cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Tháng 2/1956, Trung Quốc bí mật đưa quân ra chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả hai đảo lớn nhất Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 04/9/1958, đưa ra Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần ra tuyên bố là Đài Loan và các đảo xung quanh, quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Việt Nam gọi là huyện đảo Hoàng Sa), Trung Sa, Nam Sa (Việt Nam gọi là huyện đảo Trường Sa) đều thuộc Trung Quốc.

Năm 1959, Trung Quốc thành lập Văn phòng Tây Sa, Nam SaTrung Saở chính quyền hành chính Hải Nam. Tháng 3/1963, Văn phòng đó được đổi thành Ủy ban cách mạng quần đảo Tây Sa, Trung SaNam Sa tỉnh Quảng Đông. Cho dù là Văn phòng hay sau này là Ủy ban cách mạng thì các cơ quan này đều không đặt trụ sở trên các đảo và cũng không thực hiện quản lý hành chính ở Biển Đông. Lợi dụng khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi lãnh thổ Việt Nam theo Hiệp định Geneva, quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp tiếp quản, Trung Quốc đưa quân ra chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

2. Giai đoạn 1974-1991

Đầu những năm 1970, lúc Chiến tranh lạnh đang ở thời kỳ cao điểm, Mỹ bắt tay với Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô mở đầu bằng sự kiện ngoại giao bóng bàn tháng 4/1971 và rút dần khỏi cuộc chiến Việt Nam. Nhận định, Mỹ sẽ không hỗ trợ miền Nam Việt Nam khi Trung Quốc tấn công trên biển. Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ quyền quản lý của Việt Nam cộng hòa. Sự kiện này đã đánh dấu sự thay đổi trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc.

Sau khi hoàn toàn giải phóng, Việt Nam đã tiếp quản quần đảo Trường Sa từ chính quyền miền Nam. Việt Nam và Liên Xô đã ký hiệp ước hữu nghị năm 1978 và cũng trong năm đó, hai nước đã ký thỏa thuận về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh, đặt nền móng để Liên Xô đóng quân tại căn cứ quân sự chiến lược Cam Ranh. Cuối những năm 1980, Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khó khăn, lần lượt tan rã. Việt Nam cũng rơi vào tình thế khó khăn, kinh tế đình trệ, viện trợ giảm dần, lại vướng vấn đề Campuchia. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội khó khăn này của bối cảnh quốc tế, dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Trong 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng ở Trường Sa hiện nay, thì có 6 thực thể Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm hoặc chiếm đóng phi pháp từ năm 1988, gồm đá Gạc Ma, bãi đá Châu Viên, bãi đá Chữ Thập, đá Gaven, đá Tư Nghĩa và đá Su Bi.

Nội dung chính sách Biển Đông của Trung Quốc giai đoạn này có đặc trưng nổi bật: Biện pháp quân sự được Trung Quốc ưu tiên sử dụng để mở rộng chiếm hữu các đảo, cũng như phạm vi khống chế trên Biển Đông. Biện pháp này đã thu được kết quả nhất định, giúp Trung Quốc khống chế được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam và năm 1988 chiếm đóng trái phép 6 thực thể một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam. Tiếp tục ra các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Nam Sa, đồng thời tiến hành đối đầu và phản kháng với các hoạt động của các nước xung quanh ở Biển Đông.

3. Giai đoạn 1991-2012

Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô giải thể ngày 25/12/1991, cục diện thế giới hai cực kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, cách mạng kỹ thuật phát triển mạnh, tiến trình toàn cầu hóa đẩy nhanh, hòa bình và phát triển là mục tiêu theo đuổi của các nước. Trung Quốc chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng là ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại nhằm phá thế cấm vận của các nước phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn, đồng thời tạo môi trường xung quanh thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế. Do đó, Trung Quốc đã có điều chỉnh chính sách về Biển Đông và chính sách giai đoạn này có một số đặc điểm:

Thứ nhất, chú trọng đến việc dùng hình thức lập pháp trong nước để củng cố cơ sở pháp lý của các yêu sách và nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền của người dân. Tháng 02/1992, thông qua Luật Lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải, tháng 5/1996, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở một bộ phận trên lục địa và quần đảo Tây Sa mà Việt Nam gọi là huyện đảo Hoàng Sa. Tháng 6/1998, thông qua Luật Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc còn phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc Hải Nam ngày 03/7/2007 v.v…

Thứ hai, các hoạt động của Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là phản ứng, ngăn cản các hành vi khai thác tài nguyên của các nước khác, dùng các biện pháp dân sự để tăng cường kiểm soát Biển Đông và không sử dụng vũ lực để kiểm soát thêm các thực thể mới: Gây sức ép để Công ty dầu khí BP, Exxon Mobil (2007-2008) từ bỏ các dự án hợp tác với Việt Nam[1]; cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam, đồng thời tiến hành khảo sát dầu khí khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; triển khai lệnh cấm đánh bắt cá trên biển từ năm 1999, thực thi quản lý trên thực tế, bắt giữ tàu cá của các nước. Trong giai đoạn này, với sự kiện bãi Vành Khăn (1995-1999), Trung Quốc không dùng vũ lực, chỉ tiến hành xây dựng các cơ sở ở đy bắt đầu là cơ sở dân sự, sau đó là quân sự, đồng thời củng cố các cơ sở quân sự, dân sự trên các thực thể đã chiếm đóng.

Thứ ba, về giải quyết các tranh chấp, Trung Quốc đã chính thức đưa ra chủ trương gác tranh chấp, cùng khai thácđể giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách này là một bộ phận trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc là coi láng giềng là bạn, thân thiện với láng giềng, và chính sách ổn định láng giềng, yên tâm láng giềng và làng giàu cùng láng giềng, chủ yếu là đối với các nước ASEAN. Đồng thời nhấn mạnh hợp tác hòa bình, thông qua hiệp thương hu nghị, đàm phán song phương, nỗ lực thúc đẩy triển khai hợp tác với các nước khu vực Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC, trong đó cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Mặt khác, Trung Quốc cũng tăng cường phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, chủ trương giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, phản đối sự can thiệp của bên thứ 3.

Thứ tư, công khai yêu sách đường chín đoạn: Ngày 07/5/2009, Trung Quốc đã gửi Công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa đã một sơ đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông. Trong Công hàm của Trung Quốc thì Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó. Công hàm này là văn bản đầu tiên thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách đường chín đoạn, năm 1947 có 11 đoạn, năm 1953 bỏ 02 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ còn 9 đoạn, năm 2013 thêm một đoạn thành 10 đoạn và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc[2]

Kết quả chính sách Biển Đông của Trung Quốc là trong giai đoạn này, quan hệ Trung Quốc-ASEAN tăng cường mọi mặt, tạo môi trường xung quanh ổn định phục vụ chiến lược trọng thể là lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu sức ép trong nội bộ, chẳng hạn như: Dư luận cho rằng, Chính phủ không làm gì để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển. Chủ trương gác tranh chấp, cùng khai thác không có kết quả cụ thể, không bên nào trong các nước có tranh chấp hợp tác. Hợp tác ba bên Trung QuốcPhilippines-Việt Nam cũng kết thúc giai đoạn khảo sát, không có bước tiếp theo. Dư luận cho rằng, Trung Quốc gác tranh chấp, còn các nước khác thì tích cực khai thác.

4. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay

Sự kiện ở bãi cạn Scarborough tháng 4/2012, Trung Quốc lợi dụng việc Philippines bắt giữ ngư dân nước này khai thác hải sản bị cấm, Trung Quốc đã sử dụng các lực lượng ngăn cản, hai bên đối đầu và cuối cùng Trung Quốc đã đẩy Philippines ra và kiểm soát khu vực này. Đây là sự kiện đánh dấu sự điều chỉnh chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Sau sự kiện này, Trung Quốc liên tục có các hoạt động lớn nhằm củng cố chủ quyền, tăng cường quản lý ở Biển Đông, như: Chính thức thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam ngày 21/6/2012, Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và ngày 24/7/2012 tuyên bố thành lập, công bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày 23/6/2012, hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam ngày 01/5-16/7/2014, tiến hành bồi đắp, cải tạo quy mô lớn các thực thể Trung Quốc đã chiếm đóng trên Biển Đông và từng bước quân sự hóa các thực thể này. Năm 2019 cho các nhóm tàu HD 8 vào nghiên cứu trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trong năm 2020, ngay giữa đại dịch, Trung Quốc vẫn tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông. Theo dữ liệu quan sát và thu thập bởi ​RFA, một nhóm các tàu Trung Quốc đã di chuyển tới cụm rạn Liên Minh – Union Banks vào tháng 3 này, trong đó có những thực thể quan trọng mà Trung Quốc đang kiểm soát như Tư Nghĩa Hughes Reef hay Gạc Ma – Johnson Reef. Đây là một phần của hạm đội tàu cá mà Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á – AMTI đã nhận diện hồi tháng 01/2019. Vẫn chưa rõ liệu đây là kết quả của việc tiếp nối các chính sách trước đó, hay một nỗ lực có chủ đích nhằm gây áp lực lên các bên liên quan. Cũng cần phải chú ý là các tàu dân quân biển. Trung Quốc thường xuyên tắt hệ thống nhận diện tự động – AIS nhằm che giấu hành trình của mình, tránh bị phát hiện. Đồng thời Trung Quốc đã có những hành động phi pháp đối với tàu cá của Việt Nam khi hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam đã kịch liệt lên án và phản đối hành động của tàu Trung Quốc khi đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; đồng thời đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.[3]

Chính sách Biển Đông của Trung Quốc từ năm 2012 đến nay có đặc điểm như sau: Các hoạt động của Trung Quốc không đơn thuần là hoạt động phản ứng lại với các hoạt động của các nước xung quanh, mà Trung Quốc đã có những hoạt động thay đổi nghiêm trọng hiện trạng, tăng cường kiểm soát thực tế trên Biển Đông. Ví dụ sự kiện Scarborough, Trung Quốc không chỉ ngăn cản việc Philippines bắt giữ ngư dân nước này mà còn kiểm soát luôn bãi cạn Scarborough. Không chỉ cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam mà còn tuyên bố mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm sâu trong lục địa của Việt Nam. Đặc biệt, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981, bồi đắp, cải tạo quy mô lớn các thực thể trên Biển Đông, không thể nói là hoạt động phản ứng lại với hành vi của các nước.

Quan chức đến báo chí bắt đầu phát đi những tuyên bố cứng rắn, từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây. Tại diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ nhất ngày 07/7/2012, Tập Cận Bình lúc đó là Phó Chủ tịch nước đã tuyên bố: “Trung Quốc trên cơ sở kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời duy trì đại cục ổn định khu vực và quan hệ với các nước láng giềng[4]. Điều này đã thể hiện sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, đặt bảo vệ chủ quyền lên hàng đầu, trước đây nhấn mạnh tạo môi trường xung quanh ổn định để phát triển. Báo Nhân dân, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 08/5/2012 bình luận về sự kiện Scarborough: Khi nhẫn nhịn mà không nhẫn nhịn được nữa thì không việc gì phải tiếp tục nhẫn nhịn. Đặc biệt, đến Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11/2012, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược mới về biển là xây dựng cường quốc biển, đề cao vai trò của của biển trong chiến lược phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để thực thi chính sách ở Biển Đông, như: chấp pháp thực tế, ngoại giao, quân sự, pháp luật, sử dụng giàn khoan 981, tuyên truyền. Trong đó, biện pháp chấp pháp trên thực tế đóng vai trò chủ đạo, biện pháp quân sự đóng vai trò dự bị, hỗ trợ và các biện pháp khác bỗ trợ. Thay đổi so với thời kỳ trước là chủ yếu sử dụng lập pháp trong nước để khẳng định chủ quyền. Đáng chú ý là Trung Quốc đã sử dụng biện pháp mới, là không ngần ngại sử dụng biện pháp kinh tế. Trong sự kiện Scarborough, Trung Quốc đã cấm nhập chuối từ Philippines, trong sự kiện giàn khoan, Trung Quốc đưa ra cảnh báo du lịch v.v…, rộng ra, trong đối đầu với Nhật Bản, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.

Về ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố giải quyết hòa bình các tranh chấp, chủ trương đàm phán song phương, phản đối sự can thiệp từ bên ngoài, nhưng phớt lờ nhiều quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, cụ thể là phản đối và không tham gia vụ kiện của Philippines. 

Lý do Trung Quốc điều chnh chính sách ở giai đoạn này: Sau cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008, sức mạnh tổng hợp của Mỹ ngày càng giảm nhưng lại sa lầy vào nhiều cuộc xung đột. Trong khi đó, sức mạnh Trung Quốc ngày càng tăng, lòng tự hào và chủ nghĩa dân tộc trong nước ngày càng tăng, đòi hỏi Trung Quốc cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền, quyền lợi biển. Trung Quốc đã thay đổi tư duy về biển, đưa ra chiến lược xây dựng cường quốc biển, coi đây là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, liên quan đến chủ quyền, lợi ích phát triển và mục tiêu xã hội khá giả toàn diện.

Sau phán quyết, Trung Quốc nhìn chung giảm mức độ quyết đoán ở Biển Đông nhưng tiếp tục củng cố thế đứng chân trên các điểm chiếm đóng. Có thể thấy, Trung Quốc ra tuyên bố bác bỏ và bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài bằng nhiều hoạt động: Tiếp tục chiếm đóng Bãi Vành Khăn, tiếp tục xây dựng và cho phép máy bay dân sự hạ cánh trên Bãi Vành Khăn, ban hành và thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá các năm từ 2016 đến 2020, Trung Quốc can thiệp bất hợp pháp vào quyền chủ quyền của Philippines và Việt Nam[5].

Kể từ đầu tháng 7/2019, tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc đối đầu căng thẳng về tài nguyên dầu khí tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi phía Nam Việt Nam. Cuộc đối đầu gần quần đảo Trường Sa chỉ là một trong một loạt hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Nếu không được xử lý cẩn thận, vụ việc này có thể trở nên nguy hiểm hơn những gì đã xảy ra trong năm 2014. Qua vụ việc có thể thấy, Trung Quốc đang cố gắng tái khẳng định yêu sách đường chín đoạn đã bị Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ năm 2016. Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là một phần của Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc cố tình tuyên bố bãi Tư Chính thuộc về Trường Sa để biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp. Cả hai bên đã rất kiềm chế trong việc xử lý vấn đề. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự hung hăng, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xuống dốc.

Chính vì luôn ngụy biện cho các hành vi hung hăng của mình trên thực địa, nên lời nói và hành động của Trung Quốc luôn luôn không đồng nhất và khó tin tưởng. Ý đồ của Trung Quốc luôn được minh chứng bằng các chương trình đầy tham vọng trên toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng, từ cái gọi là chuỗi ngọc trai ở Nam Á nhằm tạo ra các căn cứ quân sự cho đến Djibouti ở châu Phi hoặc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đó là lý do tại sao thượng nghị sĩ James Inhofe, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ nhận định Trung Quốc có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn có thể dẫn đến Thế chiến III[6].

Từ ngày 13/4/2020, Trung Quốc đã đưa tàu Hải dương địa chất 8 (HD-8) và 07 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc rời Tam Á di chuyển về hướng Nam Biển Đông, tiến hành khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Đây là bước đi được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc nhằm mục đích kép: thăm dò các nguồn tài nguyên tại khu vực Bồn Địa Bắc Khang, Bắc Tăng Mẫu do Trung Quốc xác định, phục vụ khai thác, sử dụng khi cần thiết; đồng thời, nhằm hiện thực hóa cảnh báo, răn đe và thực hiện song song, gây áp lực với hoạt động của tàu khoan West Capella do Malaysia thuê đang hoạt động.

Có thể nói, qua từng giai đoạn và tùy thuộc vào bối cảnh trong nước và quốc tế, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh chính sách đối với vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, xuyên suốt vẫn là nhằm mưu đồ độc chiếm Biển Đông.



[4] Xem tại:http://www.mfa.gov.cn/chn//gxh/zlb/ldzyjh/t948833.htm. Truy cập ngày 02/4/2020.

[5] Allen-Ebrahimian, Bethany. “After the South China Sea ruling, China censors online calls for war.” Foreign Policy, ngày 12/7/2016. Xem tại: https://foreignpolicy.com/2016/07/12/after-south-china-sea-ruling-china-censors-online-calls-for-war-unclos-tribunal/. Truy cập ngày 24/3/2019.

RELATED ARTICLES

Tin mới