Friday, May 3, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông: chảo dầu nóng hơn ?

Biển Đông: chảo dầu nóng hơn ?

Mỹ lần đầu tiên chính thức gửi công thư lên Liên hợp quốc (LHQ), phản đối các yêu sách biển quá đáng, trái với luật biển quốc tế, của TQ.

Cuộc chiến biển Đông giữa Mỹ và TQ ngày một căng thẳng

Biển Đông nóng như một “chảo dầu” là tại Trung Quốc ? Điều đó hiển nhiên. Không TQ thì là ai đâm chìm tàu cá của ngư dân PLP, ngư dân VN ? Không TQ thì là ai trước đó hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thêm lục địa của VN ? Không TQ thì là ai đã cho tàu “khảo sát địa chấn” trong vùng đặc quyền kinh tế của VN năm 2019; năm nay lại giở đúng trò ấy ra với Malaysia ? Không TQ thì là ai ? Không TQ thì là ai đã cho thành lập chính quyền cấp khu ở cái gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa), cho đến việc đặt tên cho 80 thực thể nằm rải rác ở Biển Đông.
Đặc biệt gần đây, truyền thông nhiều nước đã hé lộ TQ có thể tuyên bố một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông…

Giữa lúc “chảo lửa” biển Đông đang sôi ùng ục, đầu tháng 6 này, Mỹ lại làm cho nó “sôi” hơn khi thực hiện một động thái có thể ví như quẳng thêm một thùng dầu vào “chảo”. Cụ thể, Mỹ lần đầu tiên chính thức gửi công thư lên Liên hợp quốc (LHQ), phản đối các yêu sách biển quá đáng, trái với luật biển quốc tế, của TQ. Công thư này được gửi từ ngày 1/6, nhưng công chúng chỉ biết nó đến khi đích thân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa tin kèm theo đường dẫn trên tài khoản Twitter của mình.

Bắc Kinh lâu nay vẫn la lối, cho rằng, Mỹ tận biên kia bán cầu, chẳng có lý gì thò tay vào biển Đông tận bên này. Vậy nên, động thái của Washington khiến họ càng thêm tức tối, ngay lập tức phản ứng qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao vào ngày 3/6, rằng Mỹ “gây rối và phá vỡ mối quan hệ trong khu vực”.

Tất nhiên, một cường quốc như Mỹ, Bắc Kinh la nữa cũng thế thôi. Bởi lẽ, Nhà Trắng hẳn cho rằng: TQ càng ngày càng quá quắt, nhất là trong mùa Covid-19 đã lợi dụng Mỹ và các nước khác bận đối phó với dịch để ra tay nhằm tạp thêm lợi thế ở biển Đông.

Đau nhất với TQ là nội dung công thư của Mỹ gần như phản đối những yêu sách cơ bản chủ quyền của họ đối với biển Đông, bao gồm:

– Phản đối yêu sách “quyền lịch sử” ở Biển Đông của TQ, vì chúng vi phạm các quy định về các vùng biển của mỗi một quốc gia ven biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

– Phản đối việc TQ tự ý áp dụng đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc trên Biển Đông (năm 1996, TQ đã tự ý tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, trong khi việc vạch đường cơ sở thẳng như vậy chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp quốc gia quần đảo như Indonesia hoặc PLP).

– Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước LHQ về Luật biển 1982 trong vụ PLP kiện TQ là một thiết chế hợp pháp của UNCLOS, do đó phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye trong vụ PLP kiện TQ có giá trị chung thẩm và ràng buộc pháp lý với TQ và PLP. Trong phán quyết năm 2016 này, tất cả các vấn đề nêu trên về “quyền lịch sử”, đường cơ sở thẳng, các cấu trúc là “đảo” hay không đều được PCA giải thích rõ ràng.

Vậy nên, Mỹ quả quyết rằng: là một thành viên của UNCLOS, TQ có nghĩa vụ phải tuân thủ phán quyết năm 2016 này.

Với các nội dung phản đối nêu trên, xem ra Mỹ quá hiểu tim đen, nhất là thủ đoạn nhập nhèm của TQ khi tuyên bố, tất cả các cấu trúc tại biển Đông mà TQ gọi là “Nam Hải Chư Đảo” đều là đảo, do đó đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kèm theo. Là chủ sở hữu, do vậy, TQ có quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng nước và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển ở đây. Trong khi đó, như nêu ở trên, không có cấu trúc nào ở Biển Đông có thể đáp ứng yêu cầu “đảo” theo điều 121 của UNCLOS, vậy nên các cấu trúc này không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thêm một “thùng dầu” nữa của Mỹ vào chảo lửa ở biển Đông, là theo nghĩa ấy. Chỉ có điều, “thùng dầu” này chứng tỏ rằng: TQ đang ngày càng bị cộng đồng quốc tế tẩy chay do lòng tham vô đáy của họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới