Eo biển Malacca rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu – khoảng 25% hàng hóa thế giới đi qua đây – và hầu hết mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc và Mỹ, đều có lợi ích ở đây.
Theo tác giả Drake Long, nhà phân tích của Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), nỗi sợ hãi hiện tại của Trung Quốc là Mỹ phong tỏa eo biển Malacca sẽ khiến Trung Quốc gặp tình trạng đói nguồn tài nguyên và thương mại. Năm 2003, chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào đã mô tả thực trạng này là “sự tiến thoái lưỡng nan mang tên Malacca”. Trung Quốc đã phải sửa đổi chiến lược hàng hải vì điều này.
Tuy nhiên, việc phong tỏa hiệu quả eo biển Malacca dường như là không thể. Vì bất kỳ sự phong tỏa nào sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc, mà là mọi quốc gia có hoạt động thương mại đi qua khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia lân cận eo biển sẽ đặc biệt không muốn thấy luồng thương mại chuyển qua phía nam Indonesia.
Hơn nữa, Trung Quốc đang tự đề phòng trong trường hợp bị phong tỏa, bằng cách tìm kiếm các lối đi và phương pháp khác để tiếp nhận các nguồn tài nguyên. Dự án đường ống hiện tại ở Myanmar là một trong những cách như vậy. Trung Quốc sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào eo biển Malacca. Các tuyến đường bộ chạy qua Trung Á và Nga của Sáng kiến Vành đai và Con đường là một phương pháp khác.
Eo biển Malacca có thể không thực sự là điểm nóng có khả năng nhất trong một kịch bản chiến tranh. Ngày càng có ít khả năng là mục tiêu của một cuộc phong tỏa, Trung Quốc lại có thể áp đặt phong tỏa để cô lập một đồng minh của Mỹ hoặc chính Mỹ.
Tuy nhiên, tình huống độc đáo của Đông Nam Á là nơi đây có vô số điểm nghẽn, và Malacca chỉ đơn thuần là nơi thích hợp nhất trong số những điểm kết nối biên Đông với Ấn Độ Dương. Những điểm nghẽn khác là gì và chúng có giá trị gì đối với hải quân Trung Quốc và Mỹ?
Về hiện tại, nếu một kịch bản thời chiến hiện đại đẩy hải quân Mỹ ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất (và có thể là thứ hai), kiến thức và cách tiếp cận các eo biển và các điểm thắt nút ở biển Đông sẽ rất quan trọng. Không hải quân nước nào ở Đông Nam Á có thể hoạt động thoải mái mà không thể tiếp cận những điểm thắt nút này, và không có sự hiện diện bảo vệ nào là an toàn nếu có các yếu tố vô chính phủ hoặc thù địch trên bờ biển. Đây là những khu vực mà các lực lượng di động trên đất liền có thể làm tổn thương hải quân đối phương theo những cách bất đối xứng.
Hướng dẫn lập kế hoạch từ Bộ tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ kêu gọi thiết lập các tình huống chiến thuật khi gặp lực lượng hải quân thù địch, một lực lượng đổ bộ cơ động cao, trong một khu vực có tranh chấp.
Trong thực tế, điều đó có nghĩa là Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sử dụng các hệ thống tên lửa tầm xa có thể cơ động nhanh chóng sau khi khai hỏa. Các điểm thắt cổ chai xung quanh vùng biển Indonesia và Philippines sẽ là những vị trí tiền tiêu tốt cho Thủy quân lục chiến Mỹ, tạo điều kiện tiếp cận cho các lực lượng của đồng minh Úc ở biển Đông.