Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngBa tàu sân bay Mỹ cùng hiện diện tại Thái Bình Dương...

Ba tàu sân bay Mỹ cùng hiện diện tại Thái Bình Dương khi TQ gia tăng vũ trang BĐ

Lần đầu tiên trong gần ba năm qua, ba hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ đều triển khai hoạt động tuần tra trên vùng biển Thái Bình Dương. Động thái của Washington đến khi Trung Quốc điều nhiều phi cơ chiến đấu tới đồn trú tại Đá Chữ Thập, Quần đảo Trường Sa.

Theo hãng tin AP, các hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ đồng thời xuất hiện tại Thái Bình Dương gồm USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan.

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang hoạt động tại Biển Philippine gần đảo Guam. Nhóm tàu tấn công USS Nimitz đang ở Thái Bình Dương, ngoài khơi Bờ Tây Hoa Kỳ. Trong khi, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã rời cảng Nhật Bản và đang hoạt động tại Biển Philippine, phía nam Nhật Bản. Các chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ cũng cho biết hàng chục tàu chiến gồm tàu tuần dương, tàu khu trục và các phi cơ chiến đấu cũng đang hoạt động quanh Thái Bình Dương.

Sự xuất hiện đồng thời của ba hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương là bất thường bởi vì số lượng tàu sân bay trong biên chế quân đội Hoa Kỳ là có giới hạn và thực tế chúng thường luân phiên tiến hành các cuộc tuần tra ở các vùng biển khác nhau. Tuy nhiên, tuần này, các chỉ huy nói rằng họ có thể tận dụng thời gian, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc.

Trao đổi với hãng tin AP từ văn phòng tại Hawaii, Chuẩn Đô đốc Stephen Koehler, giám đốc tác chiến của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương cho hay: “Khả năng hiện diện theo một cách mạnh mẽ là một phần của cạnh tranh. Và như tôi luôn luôn nói với mọi người ở đây, các bạn phải hiện diện để chiến thắng khi cạnh tranh”.

Chuẩn Đô đốc Koehler nói rằng Trung Quốc đang dần dần và cẩn thận gia tăng các tiền đồn trên Biển Đông, lắp đặt tên lửa và các hệ thống tác chiến điện tử tại đây. Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác trong khu vực cũng đã đẩy mạnh các hoạt động gần các đảo nhân tạo này để cố gắng làm chậm sự phát triển của Trung Quốc, nhưng dường như không hoạt động nào trong đó đem lại hiệu quả.

Ông Koehler nói thêm rằng cho dù cả ba hàng không mẫu hạm cùng xuất hiện tại Thái Bình Dương liên tục trong thời gian dài là không thể, nhưng “thỉnh thoảng chúng tôi có thể làm thế khi chúng tôi muốn”.

Đề cập tới Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng gần đây nhất Bắc Kinh đã triển khai nhiều phi cơ chiến đấu tới Đá Chữ Thập, Quần đảo Trường Sa và bây giờ đang sử dụng các phi cơ đồn trú ở đây để tuần tra vùng biển này.

 Theo trang tin Jane’s, chuyên đưa tin về các vấn đề quốc phòng và tình báo, kể cả khả năng quân sự của quân đội các nước, Trung Quốc mới đây đã điều động nhiều phi cơ chiến đấu tới Đá Chữ Thập, Quần đảo Trường Sa và khả năng Không lực Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng các tiền đồn tại Đá Chữ Thập làm căn cứ hoạt động quân sự trên Biển Đông.

Máy bay vận tại Y-8 và máy bay tuần dương KJ-200 xuất hiện trên Đá Chữ Thập, Quần đảo Trường Sa.

Máy bay vận tại Y-8 và máy bay tuần dương KJ-200 xuất hiện trên Đá Chữ Thập, Quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Planet Labs Inc)

Đá Chữ Thập hiện nay đã trở thành trung tâm tác chiến cho nhiều hoạt động của Trung Quốc. Tại đây, chế độ Trung Quốc đã thiết lập một trạm giám sát hệ sinh thái biển vào tháng Một và một trạm nghiên cứu đáy biển vào tháng Ba. Trong khi đó, hồi tháng Hai, Bắc Kinh cũng đã cho đồn trú lâu dài nhiều tàu của Lực lượng Cứu hộ Trung Quốc tại Đá Chữ Thập.

Sau đó, vào ngày 19/4, Trung Quốc đã thông báo thành lập hai quận hành chính mới quản lý Biển Đông, trong đó “Quận Nam Sa” nắm quyền tài phán trên Quần Đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước khác như Philippines, Malaysia, và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền

RELATED ARTICLES

Tin mới