Monday, December 23, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ vừa phải thôi !

TQ vừa phải thôi !

Hiếm khi Mỹ tung một lực lượng hùng hậu tàu sân bay như vậy đến vùng biển châu Á. Nói cách khác, đó là một động thái bất thường. Động thái này chắc chắn không thể không gắn với việc TQ coi đại dịch Covid-19 như một cơ hội không thể tốt hơn để gia tăng các hành động nhằm thay đổi tương quan trên biển Đông.

Nhóm tàu sân bay Mỹ hiện diện trên biển Đông

Đấy là một lời bình của dư luận trước các động thái đang diễn ra trên biển Đông. Tranh chấp biển Đông, ai cũng biết, liên quan đến 5 nước 6 bên. Nhưng bảo rằng: “TQ, vừa phải thôi” một cách trịch thượng, hàm ý như đe dọa, hẳn phải là một cường quốc ? Đúng vậy, đối trọng với TQ, trong trường hợp này, là Mỹ. Và cường quốc đó, không ai khác ngoài Mỹ.

Cho dù không có yêu sách chủ quyền trên biển Đông, nhưng nhân danh bảo đảm tự do hàng hải và công pháp quốc tế, Washington liên tục có những động thái cứng rắn với TQ. Không những thế, động thái này ngày càng toàn diện hơn, bao gồm đấu khẩu, đấu công thư (gửi LHQ); ủng hộ các nước ở Đông Nam Á bị TQ bắt nạt một cách ra mặt, công khai…

Liên quan cuộc đấu trên thực địa, cho dù chưa có tiếng súng, nhưng phô trương thanh thế lực lượng quân sự là điều ai cũng thấy. Và Mỹ cũng đâu có úp mở, che giấu.

Một cách công bằng, chuyện kéo tàu to, súng lớn vào biển Đông, TQ nào có kém cạnh, thậm chí, còn là kẻ rất ngông ngênh, hợm hĩnh, ra vẻ ta đây.

Tập trận: chuyện thường ngày. Thử tên lửa đạn đạo: từng đã. Cho máy bay quân sự đỗ xuống đường băng mới xây dựng và “ở lỳ” luôn tại các hầm chứa trên các đảo chiếm đóng trái phép: ai cùng biết. Xây các trạm ‘nghiên cứu” (?): chẳng phải một mà mấy trạm được khánh thành ngay trong mùa Covid. Tàu hải cảnh, tàu cá trá hình nhằm thực hiện chiến lược “vùng xám” thì dày đặc. Tàu sân bay cũng từng vài bốn lần hiện diện…

Mỹ thì sao ? Tạm thời không tính đến các lần trước. Chỉ trong tháng 6, ba tàu sân bay Mỹ đồng thời tuần tra ở vùng biển Thái Bình Dương. Hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương, trong khi chiếc USS Nimitz cùng với hạm đội hộ tống rời cảng San Diego ở California ngày 8/6 và đã có mặt ở phía Đông. Ý định phô trương uy lực của hải quân Mỹ được thể hiện rõ qua việc Bộ Quốc phòng Mỹ còn công bố công khai hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay vốn được coi là biểu tượng sức mạnh hải quân Mỹ.

Mạng xã hội Twitter của Hải quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.

Mỹ cũng không hề che giấu việc mỗi tàu chở theo hơn 60 máy bay chiến đấu. Như vậy, có tới gần 200 máy bay hiện đại của hải quân Mỹ. Những con số nói lên một cách rõ ràng rằng đây là cuộc triển khai tàu sân bay lớn nhất ở vùng biển châu Á, kể từ năm 2017 – năm Mỹ căng thẳng với Triều Tiên vì chương trình vũ khí hạt nhân gia tăng.

Theo giới phân tích, rất hiếm khi Mỹ tung một lực lượng hùng hậu như vậy đến vùng biển châu Á. Nói cách khác, đó là một động thái bất thường. Động thái này chắc chắn không thể không gắn với việc TQ tranh thủ mùa Covid, coi đó như một cơ hội không thể tốt hơn để gia tăng các hành động nhằm thay đổi tương quan trên biển Đông.

Đương nhiên, Bắc Kinh tức tối về điều đó. Nhất là khi lực lượng hùng hậu của hải quân Mỹ hiện diện ở biển Đông ngay sau khi Mỹ có công thư gửi LHQ phản đối yêu sách “đường chín đoạn” của TQ – hành động khiến các nước VN, PLP, Maylaysia và gần đây, thêm Indonesia được nước hể hả.

Giới phân tích nhận thấy, qua việc triển khai đồng thời ba nhóm tàu sân bay đến châu Á, Washington muốn gửi thông điệp răn đe tới Bắc Kinh cũng như đáp trả trực tiếp việc TQ cho rằng năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì đại dịch COVID-19.

RELATED ARTICLES

Tin mới