Tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lấy được chính quyền từ Quốc dân Đảng vào năm 1949, tính đến nay đã hơn 70 năm. ĐCSTQ tuyên bố thành lập vào năm 1921, vậy tính đến nay đã là 99 năm.
Cư dân mạng chia sẻ bức ảnh chụp cảnh đốt phá tượng Phật trong thời Đại Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter)
So với các triều đại đã tồn tại ở Trung Quốc trong mấy ngàn năm qua, hơn 70 năm cầm quyền của ĐCSTQ chưa phải là dài. Nhưng những “thành tích” mà ĐCSTQ thể hiện ra trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn thì có thể nói là chưa từng có trên thế giới.
Trong 30 năm đầu cầm quyền, người ta thường nói đến các biến động không ngừng nghỉ do ĐCSTQ tạo ra tại Trung Quốc. Từ đấu tố những người có tài sản ở khắp nông thôn và thành thị, đến bức hại giới trí thức, đặc biệt là cuộc Đại Cách mạng văn hoá kinh thiên động địa, phá hủy gần như hoàn toàn văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của người Trung Quốc.
Mấy chục năm tiếp theo, dù ĐCSTQ đã thay đổi phương cách làm ăn kinh tế và cách thức biểu hiện bề ngoài, nhưng những gì thuộc về bản chất của họ thì không hề thay đổi:
Một là tính giả dối, bất tín và ngụy biện biến hóa khôn lường
Những điều như ĐCSTQ là đại diện cho nhân dân Trung Quốc, Trung Quốc có nền kinh tế thị trường, người dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do thông tin… đều không thực sự tồn tại cho dù có nhiều điều đã được ghi vào trong hiến pháp.
Người dân Trung Quốc không có quyền bầu cử thực sự nên ĐCSTQ không thực sự đại diện cho người Trung Quốc. Doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm chủ yếu phần vốn của xã hội, nhận được những quyền lợi đặc thù, ĐCSTQ còn có các chi bộ ở tất cả doanh nghiệp. Do vậy, nền kinh tế Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường. Với các vấn đề tự do ngôn luận và thông tin thì ĐCSTQ ngày càng khống chế, thậm chí còn đang mở rộng sự khống chế đó ra toàn thế giới
Hai là tính cưỡng chế bất chấp đạo lý
ĐCSTQ thường dùng hình ảnh giả tạo để quan hệ với thế giới, họ cũng dùng nhiều thủ đoạn để che đậy, trong đó không ngại ngần sử dụng bạo lực để uy hiếp bất cứ ai nói rõ sự thật.
Cách thức thường thấy là dùng lợi ích trước mắt để dẫn dụ, cũng có thể là dùng đe dọa mất lợi ích để cưỡng chế đối phương nghe theo. Họ cũng không ngần ngại dùng tất cả các công cụ, từ quyền lực nhà nước đến cả thủ đoạn xã hội đen với bất kỳ ai.
Anastasia Lin, hoa hậu quốc tế Canada không chỉ bị cấm không được tới Trung Quốc dự thi Hoa hậu Thế giới, mà người thân của cô tại Trung Quốc còn bị đe dọa chỉ vì cô lên tiếng cho những người bị đàn áp tại Trung Quốc. Công dân Úc và Canada lập tức bị kết án tử hình sau khi chính phủ Úc đòi điều tra nguyên nhân đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc Tài chính của Tập đoàn Truyền thông Huawei…
Ngay cả các chính trị gia cao cấp trên thế giới cũng không ngoại lệ. Nhân vật nổi tiếng hiện nay bị tấn công nhiều nhất bởi truyền thông ĐCSTQ có lẽ là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Khi ông liên tục nói về bản chất của ĐCSTQ và phản đối các hành động của ĐCSTQ như gây hấn Biển Đông, che giấu thông tin đại dịch, đàn áp nhân quyền… Các cơ quan truyền thông lớn nhất của ĐCSTQ như CCTV, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã không ngại sử dụng những ngôn từ thóa mạ kiểu đầu đường xó chợ như “ma quỷ”, “điên cuồng”, “kẻ thù của nhân loại”… được để công kích.
Ngày nay, khi ĐCSTQ mở rộng sự ảnh hưởng ra khắp thế giới, người ta ngày càng nhận ra sự dị thường của nó.
Các tổ chức kinh tế như Tổ chức Y tế thế giới, hay Liên Hiệp Quốc, chính quyền Trung Quốc tham gia vào đều muốn không chế các tổ chức này. Sự việc tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị thao túng chỉ là một ví dụ mà gần đây người dân toàn thế giới mới biết tới rộng rãi.
Vì bản chất của ĐCSTQ trái ngược với các giá trị phổ biến của thế giới, nên việc xuất hiện xu hướng phản kháng ngày càng rộng khắp thế giới là điều tất nhiên. Kết cục có thể dự báo là, hoặc là ĐCSTQ sẽ không còn chỗ đứng trên thế giới, hai là ho sẽ khống chế toàn thế giới như đã khống chế đại lục.
Theo quy luật liệu ĐCSTQ sẽ đi đến đâu?
Quan điểm của khoa học lịch sử hay của vật lý đều cho thấy sự vận động của thế giới là có quy luật, hay theo cách nói của văn hóa truyền thống là mọi việc đều có nhân quả.
Căn cứ vào tiêu chuẩn đạo đức phổ quát của nhân loại, những việc mà ĐCSTQ làm ra trong gần 100 năm qua không chỉ là bạo ngược, hại chết mấy chục triệu người, mà điều tệ hại hơn là họ đã phá hủy đạo đức của người Trung Quốc, từ đó lan rộng tính phá hoại ra toàn thế giới.
Vì đã làm những việc xấu như vậy nên kết cục không tốt cũng sẽ đến với họ. Cách nói này dựa vào quy luật của tự nhiên chứ không phải do mong muốn riêng của bất cứ ai. Ngay cả dù người ta căm hận ĐCSTQ vì sự bạo tàn của nó, nhưng khi sự vận động của quy luật chưa tới điểm diệt vong của nó thì nó vẫn tồn tại.
Ngày nay, có thể nói những dấu hiệu cho ngày tàn của ĐCSTQ đang được thể hiện ngày càng rõ. Ở bên trong Trung Quốc đại lục, đấu đá phe phái thông qua hình thức chống tham nhũng những năm qua rất gay gắt. Xét theo lịch sử đấu đá của ĐCSTQ, thì kết cục luôn là một mất một còn. Do vậy, giả tướng “êm đẹp” hiện nay có lẽ đang ẩn chứa nguy cơ một cuộc thanh trừng cuối cùng mà qua đó có thể khiến bản thân ĐCSTQ không còn chỗ đứng do ngay từ vấn đề nội bộ của đất nước Trung Quốc
ĐCSTQ trong mấy chục năm qua thường lấy phát triển kinh tế để đảm bảo cho sự cầm quyền chuyên chế trước mắt người dân Trung Quốc. Nhưng với tình trạng xung đột gay gắt với Mỹ và ngày càng nhiều các quốc gia như hiện nay, lại thêm ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán thì sự thịnh vượng của nền kinh tế Trung Quốc liệu còn được bao lâu?
Người dân Trung Quốc sau mấy chục năm cuồng vọng vào làm ăn kinh tế và hưởng thụ, họ lấy đó làm động lực cho cuộc sống. Giờ đây người dân chắc hẳn không thể chịu đựng nổi nếu cuộc sống kinh tế khốn quẫn. Do đó, ĐCSTQ sẽ phải đối phó với thất nghiệp dẫn đến bức bối trong xã hội Trung Quốc vốn đã cực kỳ phức tạp.
Trung Quốc, cái nôi của văn minh Đông Á nói riêng và thế giới nói chung đang bị khống chế bởi ĐCSTQ – một lực lượng phản Thiên phản Địa gần 100 năm qua. Ngày nay khi ĐCSTQ đang mở rộng sự thao túng ra toàn thế giới, nó đã vấp phải sự phản kháng không khoan nhượng của toàn thế giới văn minh. Có lẽ tới khi ĐCSTQ kỷ niệm “hai năm mươi” thì cũng là ngày mà thế giới chứng kiến điểm cuối của nó. Đó cũng là sự vận động có tính quy luật của lịch sử văn minh loài người.