Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ bổ sung lực lượng tại Châu Á-Thái Bình Dương đối phó...

Mỹ bổ sung lực lượng tại Châu Á-Thái Bình Dương đối phó TQ

Đối mặt với điều mà một quan chức chính quyền Trump gần đây gọi là “thách thức địa chính trị quan trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh” tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, quân đội Mỹ sẽ bắt tay vào việc tái phân bổ lực lượng quân sự toàn cầu, theo Nikkei.

Ảnh minh họa.

Vài ngàn binh sĩ hiện hiện đang đồn trú ở Đức dự kiến ​​sẽ được tái phân bổ đến các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Úc.

Danh sách ưu tiên đã thay đổi. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quốc phòng Mỹ cho rằng điều quan trọng là phải duy trì một lực lượng trên bộ quy mô lớn ở châu Âu để kiềm chân Liên Xô. Trong những năm 2000, trọng tâm chủ yếu tập trung vào Trung Đông khi Hoa Kỳ tiến hành “cuộc chiến chống khủng bố” tại Iraq và Afghanistan. Bây giờ cuộc chơi tập trung vào Trung Quốc.

Đảng cầm quyền Nhật Bản kêu gọi hủy chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tự do – Đảng cầm quyền tại Nhật Bản – cho biết hôm thứ Sáu (3/7) họ sẽ thúc giục chính phủ hủy bỏ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, viện dẫn mối lo ngại về việc Bắc Kinh đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông theo luật an ninh quốc gia mới, theo Japan Times.

Các thành viên cấp cao của hai ủy ban đối ngoại đảng Dân chủ Tự do đã soạn thảo một dự thảo nghị quyết lên án luật an ninh được Bắc Kinh chính thức thực thi hôm thứ Ba (30/6).

Hai ủy ban dự kiến ​​sẽ chính thức thông qua dự thảo dự thảo nghị quyết vào tuần tới và đệ trình lên văn phòng của Thủ tướng Shinzo Abe.

“Chúng ta không thể chỉ đứng nhìn. Chúng ta lên án mạnh mẽ [luật an ninh này]”, bản nghị quyết có ghi. “Chúng ta không thể không chất vấn việc liệu các giá trị cơ bản như tự do, nhân quyền và dân chủ có được duy trì” ở Hồng Kông hay không.

Cố vấn Nhà Trắng: “Các phần tử cực đoan” muốn “khởi xướng một cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc khác” tại Mỹ

Trên đài Fox News hôm thứ Bảy (4/7), Cố vấn Thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro, cho biết có “những phần tử cực đoan” ở Mỹ, “về cơ bản muốn khởi xướng một cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc khác nhằm phá hủy văn hóa, thói quen, phong tục và tư duy của chúng ta”. Ông kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết buộc Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc họ che giấu dịch Covid-19 khiến dịch bệnh cục bộ tại đại lục bùng phát thành đại dịch toàn cầu, thay vì hướng sự tức giận và sợ hãi của họ trước Covid-19, nền kinh tế và lệnh phong tỏa vào lẫn nhau, theo Breibart.

Ông Navarro cho biết, “Tôi nghĩ rằng, đêm qua, bài phát biểu của tổng thống Trump là một lời kêu gọi sự đoàn kết. Những gì tôi hiện đang nhìn thấy là sự bất bình của người dân Mỹ đối với tình trạng phong tỏa, sự bất an với nền kinh tế tương lai, và nỗi lo sợ bị nhiễm virus. Và những gì chúng ta đã làm là lấy tất cả năng lượng tiêu cực đó và hướng vào nhau, và sau đó chúng ta cũng có những phần tử cấp tiến cực đoan về cơ bản muốn khởi xướng một cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc khác để phá hủy văn hóa, thói quen, phong tục và tư duy của chúng ta, những gì Mao gọi là phá tứ cựu. Và những gì chúng ta phải làm là đoàn kết xung quanh sự thật chủ chốt này: Trung Quốc nói dối khiến người dân [thế giới] tử vong. ĐCSTQ nói dối khiến người Mỹ tử vong”.

Huawei đối mặt lệnh cấm 5G ở Anh trong vài tháng tới

 Thủ tướng Anh Boris Johnson đang bắt đầu loại bỏ dần việc sử dụng công nghệ Huawei trong mạng lưới 5G của Anh ngay trong năm nay, trong một động thái mang tính bước ngoặt, tờ The Telegraph cho hay.

Cơ quan Tình báo tín hiệu Anh (GCHQ) đã sửa đổi đánh giá trước đây của mình, rằng các rủi ro do gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc mang lại có thể được kiểm soát một cách an toàn.

Một báo cáo sẽ được trình lên Thủ tướng Anh trong tuần này, trong đó kết luận rằng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Huawei sẽ buộc công ty này sử dụng các công nghệ không đáng tin cậy, khiến rủi ro vượt ngoài tầm kiểm soát nếu để Huawei thầu mạng 5G của Anh.

Trung Quốc đổi tên Viện Khổng Tử

Bắc Kinh đã đổi tên Viện Khổng Tử thành “Trung tâm Hợp tác và Giáo dục Ngôn ngữ” sau khi vấp phải một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn cầu., theo tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (South China Morning Post).

Các Viện Khổng Tử đã được lập ra trên khắp thế giới trong vòng 16 năm qua nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc thông qua các lớp học và sách giáo khoa do viện này cấp. Tính đến năm 2018, đã có 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, hầu hết đặt tại các trường đại học hoặc tổ chức nước ngoài.

Tuy bề mặt là một cơ sở quảng bá văn hóa Trung Quốc, nhưng mạng lưới Viện Khổng Tử là một công cụ quan trọng để Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng chính trị và gieo thông tin lệch lạc “tẩy não” giới trẻ hòng can dự vào chính trường nước sở tại.

RELATED ARTICLES

Tin mới