Wednesday, December 25, 2024
Trang chủĐàm luậnHậu họa từ Tập Cận Bình

Hậu họa từ Tập Cận Bình

Tập Cận Bình thừa hưởng thành tựu chính trị, kinh tế của các nhà lãnh đạo Trung Quốc để lại.

Đặc biệt lúc đó Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới; quan hệ quốc tế của Trung Quốc với các nước tương đối hài hòa. Mỹ, Nhật, Anh, Australia, Pháp, Đức… đều đã trợ giúp cho Trung Quốc từ vốn đầu tư đến khoa học công nghệ.

Nhưng Tập Cận Bình đã không kế thừa những điều tốt, có lợi cho Trung Quốc. Tập không vì sự thịnh vượng chung của đất nước mà chỉ quan tâm đến việc tập trung quyền lực và uy tín cá nhân. Việc đầu tiên Tập làm là thanh trừng những người không cùng phe cánh. Tiếp đó Tập quyết định thay đổi hiến pháp để có thể đứng đầu đất nước với thời gian không hạn chế.

Tập quyết không “ẩn mình chờ thời” mà muốn là người đứng đầu Trung Quốc, đứng đầu thế giới bằng mọi thủ đoạn nham hiểm. Tập đưa ra chiến lược “Vành đai và con đường” giả vờ hỗ trợ, đầu tư vào các nước kém phát triển, đưa họ vào bẫy nợ, phụ thuộc Trung Quốc. Với các nước phát triển, Tập không e dè sẵn sàng gây sự, dằn mặt kể cả với Mỹ. Tập đưa ra phép thử là bất chấp luật pháp quốc tế, đòi chủ quyền ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, bắt nạt các nước nhỏ ở khu vực Đông Nam Á. Khi Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ việc đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Tập phớt lờ coi phán quyết đó vô giá trị.

Năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, Tập tìm cách ngăn chặn thông tin làm cho thế giới không ứng phó kịp thời, hàng triệu người ở khắp các quốc gia vì thế mà nhiễm bệnh. Hầu hết các nước đều phải chịu hậu quả nặng nề của đại dịch, kinh tế toàn cầu đình trệ, sức khỏe của người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Thế giới lâm nạn, Tập không có một lời xin lỗi, lại nhân cơ hội gây sự với nhiều nước. Mặc dù hiện nay vẫn còn chiếm giữ của Ấn Độ hàng nghìn km vuông đất, Tập tiếp tục đưa quân gây hấn ở biên giới Trung-Ấn.

Ở Biển Đông, Tập ngăn chặn các nước khai thác tài nguyên ở thềm lục địa của chính các quốc gia đó. Tập đưa ngư dân, tàu quân sự áp sát lãnh hải các nước Indonesia, Philippines, Việt Nam. Hành động phi pháp và không có đạo lý của Trung Quốc buộc các nước phải lên tiếng phản đối. Mỹ, dù đang phải căng mình chống dịch Covid-19 cũng phải đưa tàu sân bay vào Biển Đông để ngăn chặn các hành động xâm lấn của Trung Quốc.

Những nước rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc bắt đầu tỉnh ngộ, tìm cách ngăn chặn, hạn chế sự xâm nhập của Trung Quốc.

Ở trong nước, Tập bất chấp các quy chế tự trị của Hồng Kông, ép quốc hội đưa ra luật an ninh nhằm đàn áp sự phản kháng của nhân dân Hồng Kông.

Cả thế giới đang bị Trung Quốc đe dọa làm bất ổn cả chính trị và kinh tế. Nếu thế giới không đoàn kết và ngăn chặn thảm họa từ Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm đảo lộn mọi trật tự. Chính nhân dân Trung Quốc cũng đã đến lúc cần hạ bệ Tập Cận Bình nếu không muốn bị cả thế giới đối đầu và rơi vào thảm họa suy thoái.

RELATED ARTICLES

Tin mới