Trung Quốc có bờ biển dài ở Thái Bình Dương. Phía đông bắc bị án ngữ bởi Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vùng biển này (biển Hoa Đông) có vị trí chiến lược về quân sự, nó là tuyến đường biển từ vùng Viễn Đông của Nga, Canada, Mỹ… Đi xuống phía nam, vì vậy Trung Quốc đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Về kinh tế ngoài quyền lợi hải sản thì vùng biển này không có nhiều tài nguyên dưới biển.
Một chiếc F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: EPA
Vùng biển mà Trung Quốc thèm khát chính là Biển Đông. Vùng biển này có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam án ngữ. Xung quanh Biển Đông là vùng hải sản, thềm lục địa của các nước: Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Burunei. Đây là vùng biển có nguồn to lớn, có nhiều tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, hơn nữa Biển Đông là là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.
Chiến lược lâu dài của Trung Quốc là phải chiếm trọn Biển Đông. Về quân sự nếu phải gây hấn với các nước trong khu vực trong điều kiện tàu sân bay của Trung Quốc mới hình thành nên việc chiếm các đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự. Nếu chiếm được các đảo, biến nó thành các căn cứ quân sự thì sẽ không cần tàu sân bay vẫn có thể khống chế được các nước trong khu vực. Vì thế Trung Quốc quyết chiếm cho được quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang biến các đảo này thành các căn cứ quân sự, tầm bắn của tên lửa có thể vươn tới các nước trong khu vực.
Về kinh tế, việc chiếm và tuyên bố chủ quyền với các đảo, kèm theo đó là chủ quyền trên biển sẽ tạo ra vùng chồng lấn với thềm thục địa của nhiều nước. Đây cũng là vùng có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Hiện, Trung Quốc đang cản trở Việt Nam khai thác ở vùng thềm lục địa của Việt Nam, với lý do đây là vùng chồng lấn. Khi chiếm các đảo ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chủ yếu chiếm các đảo ở gần với vùng lục địa của Việt Nam là vì lý do đó.
Trung Quốc tự mình đưa ra chủ quyền trong vùng “Chín đoạn” ở Biển Đông (còn gọi là đường lưỡi bò), bất chấp việc này trái với luật pháp quốc tế. Cho đến nay dù nhiều nước phản đối và Tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tuyên bố phi lý của Trung Quốc, nhưng họ vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông. Từ đây cùng với âm mưu tuyên bố vùng định dạng hàng không, Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ tuyến hàng hải, đường không quốc tế đi qua khu vực Biển Đông.
Âm mưu chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc đang đi dần đến hồi kết nếu các nước không có hành động đáp trả, buộc Trung Quốc phải tuân theo luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Chính lẽ đó, vì quyền lợi của thế giới, quyền lợi của Mỹ và các nước đồng minh, nhiều tháng qua Mỹ đã thực hiện việc điều tới hai tàu sân bay, tàu chiến các loại thực hiện việc tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải. Đồng thời để đối phó với Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh liên tục thực hiện việc tập trận ở khu vực này.
Quan hệ Mỹ – Trung và các nước trong vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đang căng thẳng hơn bao giờ hết. các nước khác cũng cần lên tiếng và hành động cụ thể cùng với Mỹ để âm mưu chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc không thể có hồi kết.
H.L