Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgười Nga phân tích về âm mưu thống trị thế giới của...

Người Nga phân tích về âm mưu thống trị thế giới của TQ

Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “những kẻ ngốc hữu dụng”, “lấy thương bức chính” để thâm nhập giới tinh hoa phương Tây, từ đó chi phối và mưu đồ thống trị thế giới.

Hai tác giả cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới” 

Mới đây, chuyên gia người Úc về Trung Quốc Clive Hamilton và tác giả Mareike Ohlberg thuộc Quỹ Marshall của Đức đã hợp tác cho ra đời cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới”. Trong đó giới thiệu cách thức chính quyền này bồi dưỡng gián điệp và thâm nhập vào giới chính trị cũng như doanh nghiệp Vương quốc Anh và xã hội phương Tây trong một thời gian dài.

Mối đe dọa cho quyền tự do sinh tồn của tất cả mọi người

Hai tác giả đã phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng sử dụng những điểm yếu của xã hội dân chủ để đánh bại xã hội dân chủ. ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa cho quyền sống tự do của tất cả mọi người, khiến người ta không cách nào thoát khỏi lo lắng và sợ hãi để sinh tồn. Kinh nghiệm của nhiều người Trung Quốc đã tới được xã hội phương Tây, như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các nhà dân chủ Hồng Kông, là một ví dụ. Nhiều người trong số họ đã từng trải qua sự đàn áp của ĐCSTQ và nhiều người tiếp tục sống trong sợ hãi. ĐCSTQ cũng làm cho chính phủ, các tổ chức học thuật và giám đốc điều hành kinh doanh của các nền dân chủ phương Tây rất ngại chọc giận ĐCSTQ vì họ sợ rằng sẽ bị ĐCSTQ trả thù. Nỗi sợ này dễ lây lan và có hại cho xã hội phương Tây, nhưng dường như nó đã trở thành cái giá của sự thịnh vượng. Cuốn sách đã viết: “xã hội phương Tây không được bình thường hóa cái gọi là ‘phồn vinh đánh đổi’ này”.

Nhận thức sai lầm về “bằng hữu”

Cuốn sách cũng chỉ ra, những người được ĐCSTQ coi là “bạn bè” và có ảnh hưởng trong xã hội phương Tây được chia thành hai loại. Một là doanh nhân muốn kiếm tiền từ Trung Quốc đại lục, và hai là người có lý tưởng về toàn cầu hóa. Cuốn sách tiết lộ rằng những người này đã phạm phải hai sai lầm quan trọng với ĐCSTQ. Đầu tiên, họ bỏ qua thực tế rằng ĐCSTQ vẫn là một đảng độc tài với nguồn lực kinh tế, công nghệ và quân sự khổng lồ. Họ đã hy vọng biến Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ yêu tự do bằng cách tăng cường sự tương tác giữa phương Tây và ĐCSTQ. Nhưng họ thật ngây thơ vì đây chỉ là ý muốn đơn phương, trong khi ĐCSTQ sẽ không làm như vậy, và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng không thích điều này.

Thứ hai, họ đã không nhận ra rằng “tình bạn” trong con mắt ĐCSTQ thật mỉa mai thay, chỉ là cơ hội, bởi vì tình bạn mà họ có với các quan chức ĐCSTQ không phải là mối quan hệ thân thiết bình thường giữa con người với nhau, mà là một loại mối quan hệ chiến lược đại diện cho lợi ích của ĐCSTQ. Cuốn sách đã viết: “Tập Cận Bình đã thông báo cho những đồng chí của mình vào năm 2017 rằng bạn bè của họ không phải là ‘tài nguyên cá nhân’ mà là ‘bạn của ĐCSTQ’ và đại diện cho lợi ích của ‘công chúng’. Điều này đã thể hiện rõ ràng, đối với ĐCSTQ, những “người bạn” nước ngoài này chỉ là những người được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy các lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài”.

Cuốn sách đề cập đến những người như “những kẻ ngốc hữu ích” và nói rằng ĐCSTQ đã tìm thấy nhiều “kẻ ngốc hữu ích” như vậy trong giới chính trị và doanh nghiệp của Anh. Cuốn sách giải thích rằng thuật ngữ “kẻ ngốc hữu ích” xuất phát từ Lenin, người đã sử dụng nó để mô tả những người nước ngoài sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng Nga năm 1917.

Cuốn sách phân tích rằng những “kẻ ngốc hữu ích” được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ đều được ĐCSTQ ươm trồng ở nước ngoài. Họ là những người có ảnh hưởng trong giới tinh hoa Anh, những người sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài và cả những người xuất chúng. Người Anh gốc Hoa, chính trị gia, doanh nhân, nhà lãnh đạo học thuật, các chuyên gia cố vấn, người hoạt động trong các phương tiện truyền thông và lĩnh vực văn hóa…

Mục đích của ĐCSTQ là lật đổ và vơ vét Hoa Kỳ, thiết lập lại trật tự chính trị toàn cầu

Cuốn sách lấy “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ làm ví dụ. Cốt lõi của chính sách đối ngoại của ĐCSTQ là sử dụng “Vành đai và Con đường” của mình để gây ảnh hưởng thương mại, kỹ thuật, học thuật và văn hóa trên khắp thế giới, sau đó đánh đổ nước Mỹ, thống trị thế giới và thiết lập lại trật tự địa chính trị toàn cầu có lợi cho ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ không tiếc nỗ lực để thâu tóm giới tinh hoa kinh doanh, giới tinh hoa chính trị, giới tinh hoa học thuật, giới tinh hoa lĩnh vực truyền thông và văn hóa ở các quốc gia khác để phục vụ lợi ích của mình.

Những người có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nhà tư vấn phi chính phủ, công chức, nhà tài trợ, bạn bè của các chính trị gia, đối tác hoặc thành viên gia đình, hiệp hội doanh nghiệp và tướng quân đội đều có thể được sử dụng để ĐCSTQ đạt được mục tiêu của mình. ĐCSTQ có thể nuôi dưỡng loại “tình bạn” này thông qua lời mời tham dự một cuộc họp, lời mời tham gia một sự kiện văn hóa, một tổ chức từ thiện dường như trung lập hoặc một tổ chức học thuật, và trình bày mục tiêu của mình bằng cách tặng quà, sau đó đề xuất “có đi có lại và cùng có lợi” để mục tiêu không thể từ chối yêu cầu của họ.

Nhiều chính trị gia phương Tây ngây thơ rất vui mừng khi bước vào cái bẫy “tình bạn” của ĐCSTQ, bị cái danh “người bạn lâu năm” làm cho rung động, nghĩ rằng họ đã được ĐCSTQ coi trọng và thành lập “tình bạn” đặc biệt. Và những người phương Tây này sẽ trở thành những sứ giả của ĐCSTQ. ĐCSTQ thông qua quan hệ nội bộ của họ với các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ phương Tây, dụ dỗ chính phủ “nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của ĐCSTQ”. Các doanh nhân có thể sử dụng lý lẽ “đừng chọc giận ĐCSTQ” để ép buộc chính phủ phải nhượng bộ. Đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi ĐCSTQ. Nó thậm chí còn có một cái tên trong tiếng Trung là “lấy thương bức chính” (lấy thương nghiệp bức bách, dồn ép chính trị).

Cuốn sách liệt kê các ví dụ về sự thâm nhập của ĐCSTQ vào nước Anh. Họ sử dụng các luật sư người Hoa như Lý Trinh Câu (Christine Lee) và Lý Tuyết Lâm (Xulin Li, Lady Xulin Bates) để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ, thiết lập mối quan hệ với cựu thủ tướng Theresa May và thủ tướng Anh đương nhiệm Boris Johnson, từ đó thâm nhập chi phối thị trường tài chính London. Mối quan hệ với thị trưởng London đã khiến đoàn xe hoa của người Đài Loan bị từ chối cho tham dự lễ diễu hành hàng năm ở đây.

Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Westminster, Hugo de Burgh có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Trung tâm của ông được Bộ Ngoại giao hậu thuẫn, chuyên tổ chức các khóa học cho các nhà báo và quan chức Trung Quốc, nhưng chúng bị cáo buộc là đã dạy cho các quan chức này cách lách luật và né tránh sự thẩm tra của phương Tây. Cuốn sách cũng cho hay, ĐCSTQ đang ngày càng sử dụng nhiều “mỹ nhân kế” để lừa gạt giới thượng lưu Anh.

Cuốn sách nhấn mạnh rằng “Câu lạc bộ nhóm 48” do các doanh nhân người Anh thành lập vào những năm 1950 là một nhóm cốt lõi mà ĐCSTQ đã sử dụng để thâm nhập vào Vương quốc Anh và là một ví dụ về việc ĐCSTQ đã bao trùm giới tinh hoa Anh.

BBC đưa tin ngày 10/7 rằng Học viên Jesus của Đại học Cambridge đã nhận được khoản tài trợ 200.000 bảng từ ĐCSTQ và một khoản quyên góp 150.000 bảng từ Huawei. Đổi lại, trường đã xuất bản “Sách trắng cải cách truyền thông toàn cầu” gây tranh cãi khi làm thuyết khách cho Huawei.

Cuốn sách kết luận rằng sự thâm nhập của ĐCSTQ vào giới tinh hoa Anh đã sâu sắc đến mức mọi nỗ lực đưa Vương quốc Anh thoát ly quỹ đạo của ĐCSTQ đều có thể thất bại. Cuốn sách nhắc nhở xã hội phương Tây rằng: “Các tổ chức và đặc vụ ĐCSTQ đang ăn mòn hệ thống chính trị của xã hội phương Tây, khi các công ty liên doanh của ĐCSTQ vận động cho việc kinh doanh của họ trong xã hội phương Tây, hệ thống dân chủ đã bị tấn công, và xã hội dân chủ cần khẩn trương và kiên cường hơn nữa để chuẩn bị đối phó với ĐCSTQ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới