Hoa Kỳ chia thế giới thành hai phe là Mỹ và Trung Quốc, buộc các nước trên thế giới phải lựa chọn đứng về một bên.
Đối đầu Mỹ-Trung Quốc đang khiến thế giới phải đau đầu lựa chọn
Mỹ tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc. Lập trường cứng rắn này đối với Bắc Kinh sẽ không thay đổi ngay cả khi Tổng thống Donald Trump không dắc cử nhiệm kỳ sau. Theo thời gian, Mỹ sẽ chỉ tăng áp lực lên các quốc gia khác, đặt họ trước sự lựa chọn: Hoặc theo Mỹ, hoặc theo Trung Quốc.
Đây không phải là một viễn cảnh dễ chịu, kể cả đối với Thụy Sĩ, phóng viên Sebastian Ramspeck của kênh SRF cho biết.
Phóng viên Sebastian Ramspeck lưu ý rằng, ông không nghĩ rằng lệnh trừng phạt sẽ gây được ảnh hưởng đến giới lãnh đạo Trung Quốc.
Chính quyền nước này lo ngại rằng các cuộc biểu tình của phong trào dân chủ ở Hồng Kông sẽ lan rộng ra toàn quốc. Đối với Trung Quốc, đây là mối đe dọa đối với sự tồn tại của họ. Do đó, tại Hồng Kông, họ sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp cứng rắn. Và ngay cả khi các lệnh trừng phạt của Mỹ gây thiệt hại nặng nề, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến họ.
Ông Sebastian Ramshek lưu ý rằng, tất nhiên là có nhiều thứ bị đe dọa hơn, đó chính là cuộc xung đột lớn nhất, là sự cạnh tranh của thời đại hiện nay
Hiện nay, Mỹ vẫn là siêu cường vẫn thống trị trên trường quốc tế, nhưng đang mất dần sức mạnh và tầm ảnh hưởng và xuất hiện một đối thủ là Trung Quốc, một siêu cường mới nổi, tương lai không chỉ thể hiện tham vọng kinh tế, mà cả tham vọng địa chính trị và địa chiến lược.
Sự cạnh tranh này thể hiện trong các tình huống khác nhau, ví dụ như về sự kiện Mỹ trừng phạt Huawei, nhà cung cấp các giải pháp viễn thông và mạng 5G của Trung Quốc. Mỹ muốn loại trừ hãng này khỏi các mạng di động phương Tây. Hoặc sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới cũng là một chủ đề rất quan trọng.
Phóng viên lưu ý, ông nghĩ điều đó không phụ thuộc quá nhiều vào người lãnh đạo đất nước, bất kể là ông Donald Trump hay ông Tập Cận Bình có còn tại vị hay không.
“Tôi không nghĩ rằng việc thay tổng thống sẽ ảnh hưởng đến bất cứ điều gì. Xin lưu ý rằng lập trường này trong chính sách đối ngoại của Trump được sự hỗ trợ rộng rãi ở Hoa Kỳ. Ngoài việc cứng rắn với Trung Quốc, không có lập trường khác nào nhận được sự hỗ trợ rộng rãi như vậy trong giới tinh hoa chính trị ở Washington hay nhân dân Hoa Kỳ”.
Xuất phát từ thực tế là trong tương lai Hoa Kỳ – bất kể Trump có còn là tổng thống hay không – sẽ tăng áp lực lên các quốc gia khác và đặt họ trước sự lựa chọn: “Hoặc đứng về phía chúng tôi, đứng về phía Hoa Kỳ, kết bạn với chúng tôi và cùng tiến hành công việc; hoặc bạn ở bên kia, đứng về phía Trung Quốc”.
Việc Mỹ chia thế giới làm hai nửa, buộc các nước phải lựa chọn hoặc theo Mỹ, hoặc về phe Trung Quốc là điều vô cùng khó khăn không chỉ đối với một quốc gia nhỏ, trung lập như Thụy Sĩ, mà đối với tất cả các nước trên thế giới cũng đều như vậy.