Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngPhilippines từ chối đưa phán quyết về Biển Đông ra LHQ "vì...

Philippines từ chối đưa phán quyết về Biển Đông ra LHQ “vì đã thắng kiện”

Ngoại trưởng Philippines bác bỏ lời kêu gọi đưa phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực ra thảo luận tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jnr.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jnr ngày 22/7 nói rằng, việc đưa phán quyết về Biển Đông năm 2016 ra cuộc họp của Liên Hợp Quốc là “vô nghĩa” bởi Philippines đã thắng kiện.

“Tại sao chúng ta phải lật lại một vụ kiện mà chúng ta đã giành chiến thắng. Quý vị không muốn chiến thắng hay sao”, Ngoại trưởng Locsin nói khi đề cập đến đề xuất của cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Manila nên đưa phán quyết này ra cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.

Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực quốc tế là chiến thắng dành cho Philippines sau khi theo đuổi vụ kiện Trung Quốc vì yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay đường chín đoạn) phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường chín đoạn”.

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không công nhận phán quyết. Chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng từng phát tín hiệu gác phán quyết sang một bên khi ông muốn Philippines xích lại gần Trung Quốc trong khi xa rời dần đồng minh truyền thống, Mỹ.

Giới chuyên gia cho rằng, việc Mỹ mới đây đưa ra quan điểm cứng rắn hơn, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, gọi các yêu sách này là “phi pháp”, sẽ là cơ hội cho Philippines gợi lại phán quyết và gây sức ép với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Locsin nói, Philippines đã thắng kiện và dù Trung Quốc không công nhận thì luật pháp vẫn đứng về phía Manila. Trước đó, ông cũng nhấn mạnh, phán quyết về Biển Đông năm 2016 là “không thể thương lượng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới