Friday, November 8, 2024
Trang chủQuân sựChiến tranh lạnh Mỹ - Trung đe dọa an ninh toàn cầu

Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung đe dọa an ninh toàn cầu

Một “cuộc chiến tranh Lạnh địa chính trị” với Trung Quốc có thể đe dọa an ninh toàn cầu trong thời kỳ vốn đã hỗn loạn và gắn chặt với dịch bệnh Covid-19.

Hãng tin CNBC dẫn lời ông Sachs, giáo sư của trường Đại học Columbia và Giám đốc Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững Liên Hợp Quốc, chỉ ra rằng một “cuộc Chiến tranh Lạnh địa chính trị” với Trung Quốc có thể đe dọa an ninh toàn cầu trong một thời kỳ vốn đã hỗn loạn và gắn chặt với dịch bệnh Covid-19.

“Cuộc Chiến tranh Lạnh vừa qua đã đủ nguy hiểm rồi. Cuộc chiến lần này thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nó bị hiểu sai, hiểu lệch hoàn toàn”, ông nói.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, rồi lan ra khắp toàn cầu. Mỹ là nước bị dịch bệnh hoành hành dữ dội nhất, với hơn 5,2 triệu người nhiễm bệnh và trên 166.000 người tử vong tính đến sáng 11/8.

Trong những đòn ăn miếng trả miếng, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, viện dẫn tài sản trí tuệ Mỹ bị đe dọa. Bắc Kinh lập tức hành động tương tự, yêu cầu Mỹ đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Thành Đô.

Quan hệ Mỹ – Trung đã gặp nhiều sóng gió khi ông Trump phát động cuộc chiến thương mại nhằm vào Bắc Kinh, và hai bên chạy đua phát triển các công nghệ then chốt như mạng lưới không dây 5G.

Giáo sư Sachs cho rằng, tấn công Trung Quốc đã trở thành một chiến lược lưỡng đảng để đạt được lợi ích chính trị.

“Khi chính trị là một trò chơi, và một trò chơi rất khắc nghiệt ở Mỹ, thì nó cũng là một môn thể thao cực kỳ nguy hiểm. Để chơi bằng thực lực và tiểu xảo mà chúng ta đang nói về Trung Quốc hiện nay thì có rất nhiều hậu quả”, nhà kinh tế học nói thêm.

Theo CNBC, đến nay, nhiều công ty đã thông báo sẽ đánh giá lại sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc hậu đại dịch.

Ông Sachs kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy cùng nhau giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, khi nền kinh tế đang trải qua một “giai đoạn gián đoạn và chuyển đổi”.

“Nếu chúng ta đối mặt với [những cuộc khủng hoảng này] cùng nhau, hợp tác với nhau, với tinh thần đúng đắn, thì chúng ta sẽ có chút tự hào rằng dẫu nước có dâng cao và sóng vỗ bập bềnh thì chúng ta vẫn sẽ vượt qua. Còn nếu chúng ta đối mặt một mình thì chúng ta sẽ nhìn lại với rất nhiều hối tiếc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới