Thursday, January 2, 2025
Trang chủThâm cung bí sửTương lai mờ mịt của đập Tam Hiệp

Tương lai mờ mịt của đập Tam Hiệp

Các chuyên gia chỉ ra rằng công trình đập Tam Hiệp là một “quả bom hẹn giờ” mà cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã cưỡng ép người dân Trung Quốc chôn xuống. Cựu thư ký của Mao Trạch Đông, ông Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Hoàng Vạn Lý đã từng kiên quyết phản đối việc này.

Ảnh: Tổng hợp.

Gần đây, Trùng Khánh hứng chịu trận lụt lớn nhất trong suốt 80 năm qua cùng với mưa lớn liên tục. Những nguy cơ tiềm ẩn rình rập khiến đập Tam Hiệp có thể phải đối mặt với một thử thách lớn nhất trong lịch sử. Các chuyên gia chỉ ra rằng công trình đập Tam Hiệp là một “quả bom hẹn giờ” mà cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã cưỡng ép người dân Trung Quốc chôn xuống.

Chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý 3 lần viết thư cho Giang Trạch Dân

Hoàng Vạn Lý là chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, giáo sư của trường đại học Thanh Hoa. Vì phản đối việc xây đập Tam Hiệp, ông từng bị xếp vào phe “cánh hữu”, bị ĐCSTQ chèn ép, chịu oan khuất và bức hại hơn 20 năm. Nhưng ông vẫn kiên quyết bày tỏ quan điểm học thuật của mình. Sau khi có thông tin ĐCSTQ lên kế hoạch xây dựng đập Tam Điệp, Hoàng Vạn Lý đã viết thư cho các cấp lãnh đạo ĐCSTQ, phân tích những nguy cơ tiềm ẩn của công trình Tam Điệp.

Tổng cộng ông có 3 lần gửi thư cho Giang Trạch Dân, là lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ, khuyên giải và thuyết phục tuyệt đối không được xây dựng đập Tam Hiệp, nhưng mọi cố gắng của ông đều là “đá chìm đáy biển”, không nhận được hồi âm.

Hoàng Vạn Lý đã phân tích và dự đoán đập Tam Hiệp sẽ gây ra 12 hậu quả thảm khốc đó là:

    Sạt lở ven bờ hạ lưu sông Trường Giang
    Cản trở vận tải đường sông
    Vấn đề di dân
    vấn đề tích đọng bùn cát
    Chất lượng nước xấu đi
    Lượng điện sản xuất không đủ
    Khí hậu biến đổi bất thường
    Động đất thường xuyên
    Bệnh sán máng lây lan
    Suy thoái hệ sinh thái
    Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn
    Cuối cùng bị buộc phải cho nổ tung

Đến nay, 11 hậu quả đầu tiên đều đã ứng nghiệm, còn lời dự đoán cuối cùng cũng được cho là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Khi hôn mê trong cơn bệnh nặng những năm tháng cuối đời, Hoàng Vạn Lý vẫn lẩm bẩm: “Tam Hiệp! Tam Hiệp, Tam Hiệp, nhất định không được xây!”. Nhưng cuối cùng, ông mang theo niềm tiếc nuối vô hạn, tạ thế ngày 27/8/2001, hưởng thọ 90 tuổi.

Trong cuộc phỏng vấn với đài Á Châu tự do gần đây, Hoàng Quan Hồng, con trai Hoàng Vạn Lý cho biết: “Mặc dù tôi không sống cùng cha trong thời gian dài, nhưng mỗi lần về Bắc Kinh tôi đều nghe ông nói về đập Tam Hiệp. Tôi cũng nhìn thấy thư ông ấy viết cho Giang Trạch Dân”.

Là ủy viên của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Ủy ban toàn quốc Chính Hiệp) của thành phố Bắc Kinh, Hoàng Vạn Lý từng chính thức đưa ra báo cáo tranh luận phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp trong hội nghị Ủy ban Chính Hiệp: “Đập Tam Hiệp gây hại cho đất nước và nhân dân, xin hãy ra quyết định dừng xây dựng”, đính kèm báo cáo là tờ “Đề nghị sắp xếp tranh luận”.

Hoàng Quan Hồng cho biết, cha ông, Hoàng Vạn Lý, đã sớm bị chính quyền bài xích. Chính quyền cũng không dám để Hoàng Vạn Lý ra tranh luận. Hoàng Quan hồng nói rằng, chân lý không sợ thấy mặt trời mà chỉ có lý luận sai trái giả dối mới e ngại bị phơi ra ánh sáng. Chính quyền bấy giờ căn bản không chịu nổi việc biện luận.

Giang Trạch Dân cấm Lý Nhuệ đưa ra ý kiến

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy điện kiêm Thứ trưởng Bộ Tổ chức trung ương ĐCSTQ, Lý Nhuệ, cũng cực lực phản đối công trình Tam Hiệp. Lý Nhuệ qua đời vào ngày 16/2/2019 ở tuổi 101. Ông từng kiêm chức thư ký của Mao Trạch Đông và đã viết cuốn sách “Luận công trình Tam Hiệp”.

Trong bài báo “Công trình Tam Hiệp mà tôi biết”, Lý Nhuệ viết: “Trong cuộc luận chứng Tam Hiệp những năm 80, Hoàng Vạn Lý đã 2 lần đến nhà tôi để nói về ý kiến của mình. Ông ấy đã cho tôi xem bài luận ông ấy viết có tiêu đề “Lời giải thích ngắn gọn về những lý do tại sao đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang không bao giờ được xây dựng”.

Lý Nhuệ viết trong bài báo “Công trình Tam Hiệp mà tôi biết” rằng: “Tam Hiệp là điều tôi phản đối đến cùng trong cuộc đời mình. Tôi vội nói với đứa cháu gái rằng: nếu tương lai Tam Hiệp xảy ra chuyện, cháu phải nhớ kĩ, ông ngoại cháu là người đã kiên quyết phản đối công trình này”.

Tháng 4/1996, Lý Nhuệ viết bài báo cuối cùng liên quan đến việc dừng công trình Tam Hiệp. Khi đó, Giang Trạch Dân đã cấm ông tiếp tục đưa ra ý kiến phản đối. Kể từ đó, Lý Nhuệ không còn viết bài hay sách về vấn đề Tam Hiệp nữa.

Con gái Lý Nhuệ là Lý Nam Anh cũng trả lời phỏng vấn của đài Á Châu tự do rằng, năm đó cha của bà cũng không được tham gia luận chứng tính khả thi của công trình Tam Điệp. Nếu như được tham gia ngay từ đầu, ông nhất định sẽ phản đối tất cả các quan chức ĐCSTQ muốn khởi công Dự án Tam Hiệp.

Công trình Tam Hiệp được quan chức ĐCSTQ gọi là “Hẻm núi cao ngoài Bình Hồ”, đi ngược lại những nguyên lý cơ bản của phòng chống lũ. Hoàng Quan Hồng nói thẳng rằng công trình Tam Hiệp thực chất là một công trình chính trị.

Năm 1992, tại kỳ họp thứ năm của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ bảy của ĐCSTQ, khi 2.633 đại biểu bỏ phiếu về Dự án Tam Hiệp, gần một phần ba số đại biểu phản đối, bỏ phiếu trắng hoặc không nhấn máy bỏ phiếu. Đó là con số kỷ lục về bỏ phiếu trắng hay phản đối trong lịch sử Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Bà Lý Nam Anh nhớ lại: “Cha tôi thẫn thờ bước đi trên con ngõ nhỏ sau khu nhà, thở dài: “Làm thế nào được, làm thế nào được…”.

Lý Bằng “tố” Giang Trạch Dân chủ trì công trình Tam Hiệp

Dự án Tam Hiệp chính thức khởi công vào ngày 14/12/1994, hoàn thành năm 2009. Đập Tam Hiệp mất 17 năm xây dựng và tiêu tốn 200 tỷ NDT. Sau khi đưa vào sử dụng không lâu, lũ lụt ở sông Trường Giang không những chẳng giảm đi mà còn tăng lên. Trung Quốc liên tục hứng chịu thiên tai, thảm họa như: hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao, lũ lụt và động đất…

Trong cuốn sách “Bức tranh về kế hoạch lớn – Nhật ký của Lý Bằng về Tam Hiệp” do nhà xuất bản Tam Hiệp xuất bản năm 2003, có viết: “Sau khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, nơi đầu tiên ông ta tới thị sát khi rời khỏi Bắc Kinh chính là đập Tam Hiệp. Sau năm 1989, mọi quyết sách lớn có liên quan đến đập Tam Hiệp đều do Giang Trạch Dân đưa ra”.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông quốc tế Đức Deutsche Welle ngày 1/6/2011, ông Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng sống tại Đức, cho biết công trình Tam Hiệp là một vụ giao dịch chính trị giữa Giang Trạch Dân và Lý Bằng sau khi ông ta nhậm chức.

Vương Duy Lạc nói: “Trước ngày 4/6/1989, Giang Trạch Dân có lẽ còn không rõ Tam Hiệp là gì. Nhưng sau ngày 4/6/1989, nơi ông ta thị sát đầu tiên trong nước chính là công trình Tam Hiệp. Ông ta đến đó để bày tỏ thái độ ủng hộ công trình này”. Ông nhấn mạnh: “Nếu không có sự ủng hộ của Giang Trạch Dân, công trình Tam Hiệp sẽ không thể xây dựng”.

Vương Duy Lạc: Tam Hiệp là thùng thuốc nổ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào

Ông Vương Duy Lạc hình dung công trình Tam Hiệp như một thùng thuốc nổ mà chính quyền ĐCSTQ cố gắng hết sức để kìm hãm nhưng rồi nó vẫn có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Mối đe dọa của dự án Tam Hiệp đối với an ninh quốc gia Trung Quốc vượt xa so với vũ khí hạt nhân. Nó là quả “bom hẹn giờ” khổng lồ mà Giang Trạch Dân đã chôn xuống cho Trung Quốc. Khi quả bom này phát nổ cũng là ngày người dân Trung Quốc phải gánh chịu hậu quả. Một khi đập Tam Hiệp vỡ, 600 triệu người ở hạ nguồn sẽ rơi vào đường cùng.

Từ tháng 6 đến nay, miền nam Trung Quốc đã hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, mực nước của 84 con sông ở 15 tỉnh thành phố vượt mức cảnh báo. Mực nước của đập Tam Hiệp đã vượt quá ngưỡng cảnh báo lũ 2,24m. Ông Vương Duy Lạc mới đây còn nhắc nhở người dân dân Trung Quốc hãy tìm sẵn lối thoát hiểm, chuẩn bị đồ thoát hiểm bất cứ lúc nào.

Hoàng Tiêu Lộ, con gái ông Hoàng Vạn Lý, cũng lên tiếng cảnh báo trong cuộc phỏng vấn mới đây với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, lũ lụt ở miền Nam là “thiên nga đen”, mà áp lực chống lũ của đập Tam Hiệp lại như “tê giác xám”, rất có thể sẽ mang đến tai họa ngập đầu.

Trong suốt hơn 70 năm cầm quyền của mình ở Trung Hoa, ĐCSTQ đã liên tục duy trì thói quen “đấu với tất cả” của mình: đấu người, đấu Trời, đấu đất, đấu với Thần Phật. Việc xây dựng ồ ạt những con đập thuỷ điện cũng chính là một nỗ lực hòng cải biến sông núi Trung Hoa, phục vụ cho lòng tham vô đáy về tiền bạc và danh lợi của các quan chức ĐCSTQ.

Văn hoá truyền thống rất coi trọng sự hoà hợp với tự nhiên. Những con sông lớn không chỉ cấp cho con người môi trường, hoàn cảnh sống mà còn là long mạch thực sự giúp ổn định giang sơn, xã tắc. Nhưng ĐCSTQ vô Thần, vốn hoàn toàn để ngoài tai những điều này, luôn muốn làm ra những thứ biến dị, phản thiên nghịch địa. Đập Tam Hiệp chặt ngang lưng Trường Giang chính là quả bom hẹn giờ chết chóc đang đe doạ người Trung Quốc từng giờ, từng ngày. “Vật cực tất phản”, ĐCSTQ hành ác quá nhiều, đã đến lúc phải đền lại những tội ác của mình trong lịch sử. Và biết đâu đấy, khi quả bom Tam Hiệp kia phát nổ cũng là báo hiệu ngày tàn của ác đảng này?

RELATED ARTICLES

Tin mới