Gần đây Mỹ lần lượt diễn tập quân sự chung với Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ở khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hình ảnh vệ tinh của Mỹ phơi bày tàu ngầm hải quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng một căn cứ quân sự ngầm ở đảo Hải Nam, khiến cho ngoại giới và nhà quan sát quân sự chú ý đến hiện tượng hiếm gặp này.
Theo Đài CNN tại Mỹ đưa tin hôm 21/8, hình ảnh vệ tinh của Công ty Planet Labs lần đầu tiên công bố trên Twitter của Đài Á châu Tự do (RFA). Hình ảnh vệ tinh này cho thấy, ngày 18/8, tàu ngầm tấn cao số hiệu 093 chạy bằng hạt nhân của Hải quân ĐCSTQ (09III Shang-class submarine) dường như tiến vào một con đường của bến ngầm thuộc căn cứ Du Lâm (Yulin Naval Base) của Hải quân ĐCSTQ trên Đảo Hải Nam.
Twitter của RFA viết: “Trong 20 năm qua, là một bộ phận của lực lượng quân sự Trung Quốc (ĐCSTQ), hải quân ĐCSTQ đã nhanh chóng gia tăng số lượng tàu ngầm, hiện tại có khoảng 70 con tàu ngầm, khiến cho hạm đội của bất cứ quốc gia lân cận nào trên Biển Đông đều trở nên thua kém.”
Cư dân mạng tiến hành so sánh bức ảnh này với nội dung phim gián điệp, trong đó có một người dùng Twitter viết: “Bond,James Bond” (James Bond là một nhân vật điệp viên hư cấu người Anh được tạo ra bởi nhà văn Ian Fleming vào năm 1953, theo Wikipedia). Ngoài ra còn có cư dân mạng khác đã trích dẫn cốt truyện “Hai vạn dặm dưới biển” (20.000 Leagues Under the Sea) của tiểu thuyết gia người Pháp Jules Verne trong phần bình luận, và đề cập đến tàu ngầm hư cấu Nautilus.
Ông Drew Thompson, hiện là nghiên cứu viên của Học viện Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết, vệ tinh bắt được và chụp lại được tàu ngầm này là điều rất hiếm thấy. Ông Drew Thompson nói: “Trong điều kiện thời tiết không có mây, vệ tinh thương mại sẽ xuất hiện trên bầu trời vào thời điểm thích hợp, điều này vô cùng hiếm gặp.”
Căn cứ ngầm của ĐCSTQ không có điểm đặc biệt nào, đây là thủ pháp mà Bắc Kinh dùng để che giấu rất nhiều trang bị quân sự, từ tàu ngầm cho đến hệ thống tên lửa đặt ở sâu trong đất liền. Ông Thompson nói: “Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng công trình ngầm.” Điều này phù hợp với tư duy chiến lược của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên vệ tinh thương mại của Mỹ chụp được hình ảnh liên quan tàu ngầm hải quân ĐCSTQ. Trang web Forbes hồi tháng Sáu đưa tin, Nhà máy đóng tàu Bột Hải của Trung Quốc Đại Lục (Bohai Shipyard) xuất hiện dấu hiệu mới cho thấy ĐCSTQ chuẩn bị đóng một tàu ngầm quân sự chạy bằng hạt nhân.
Theo ảnh chụp từ vệ tinh thương mại cho thấy, Nhà máy đóng tàu Bột Hải đã hoàn thành đóng một sà lan hạ thủy mới, phân tích từ quan điểm của cộng đồng tình báo cho thấy rằng ĐCSTQ đã bắt đầu đóng một chiếc tàu ngầm mới.
Cục Tình báo Hải quân Mỹ nói trong một phân tích không phải cơ mật rằng, dự kiến đến trước năm 2030, số lượng tàu ngầm thuộc hạm đội ngầm của ĐCSTQ tăng từ 66 con lên 76 con, bao gồm từ 6 con tàu ngầm tấn công trở lên sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhà máy đóng tàu Bột Hải đang mở rộng, để sản xuất nhiều thiết bị chuẩn bị cho tàu ngầm.