Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐiểm tin"Vũ khí" đất hiếm của TQ "Gậy ông đập lưng ông"

“Vũ khí” đất hiếm của TQ “Gậy ông đập lưng ông”

Trung Quốc là quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm phong phú nhất trên thế giới và mỏ Bayan Obo Mining ở Nội Mông là mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới.

Một công nhân chế biến đất hiếm.

Theo Guancha (Trung Quốc), chính phủ Mỹ đang cố gắng thiết lập chuỗi cung ứng đất hiếm của riêng mình để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng hiện chưa tìm ra được công nghệ luyện và tinh chế nào có thể thay thế được dây chuyền của Trung Quốc.

Trung Quốc là quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm phong phú nhất trên thế giới và mỏ Bayan Obo Mining ở Nội Mông là mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới.

Hiện nay, với ưu thế này, đất hiếm được coi là vũ khí vô cùng quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Trữ lượng đứng đầu thế giới

Tính đến năm 2018, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế về đất hiếm ở Trung Quốc đã vượt qua số lượng của các quốc gia khác cộng lại. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố, đất hiếm có 17 loại vật chất, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể cung cấp tất cả các kim loại đất hiếm. Trữ lượng và sản lượng đất hiếm của Trung Quốc đều đứng đầu thế giới.

Theo báo Trung Quốc, điều đó cho thấy về mặt lý thuyết nước này hoàn toàn được hưởng lợi từ xuất khẩu đất hiếm nhưng thực tế thì ngược lại.

Vào những năm 1960, Mountain Pass ở California, Mỹ là mỏ đất hiếm lớn nhất và Rhodia của Pháp là công ty chế biến đất hiếm lớn nhất thế giới. Các nước phương Tây coi công nghệ sản xuất đất hiếm là tối mật và áp đặt lệnh phong tỏa đối với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu quặng đất hiếm thô nhất với giá thấp, sau đó mua lại với giá cao sau quá trình chế biến tinh luyện ở các nước phát triển. Nhiều dự án quân sự nước này đã chậm tiến độ do không thể cung cấp đủ kim loại đất hiếm“, Guancha viết.

Sau này Trung Quốc đã tự nghiên cứu ra phương pháp tinh luyện đất hiếm, làm thay đổi hoàn toàn tình trạng “bán rẻ” đất hiếm ở Trung Quốc.

Trong bối cảnh “mở cửa với thế giới bên ngoài”, đất hiếm của Trung Quốc cũng mở cửa với thế giới bên ngoài. Dưới sự cám dỗ của lợi ích ngắn hạn, các nhà sản xuất khác nhau đã mở rộng năng lực sản xuất, hình thành sự cạnh tranh gay gắt và mặc cả giá với nhau và giá đất hiếm quốc tế giảm mạnh.

Trong những năm 1980, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc là khoảng 20 tấn, đến năm 2006 đã đạt 80.000 tấn, tăng 4.000 lần. Giá đã giảm từ hơn 10.000 USD/tấn xuống còn vài nghìn USD. Trung Quốc vẫn là quốc gia cung cấp 90% đất hiếm trên thế giới.

Guancha nêu rõ: “Trung Quốc cung cấp nguồn tài nguyên chiến lược cho thế giới bất chấp giá cả. Các nước phương Tây tận dụng cơ hội này để ngừng khai thác đất hiếm và chọn nhập khẩu chúng từ Trung Quốc làm nguồn dự trữ chiến lược của họ. Lấy Mỹ làm ví dụ, trữ lượng đất hiếm của nước này là 13 triệu tấn, chiếm khoảng 10% trữ lượng của thế giới, năm 2002, chính phủ Mỹ đã phong tỏa mỏ đất hiếm lớn nhất của mình -Mountain Pass, chuyển sang thu mua từ Trung Quốc“.

Các nước phát triển rất coi trọng nguồn tài nguyên chiến lược, nguồn nguyên liệu trong nước chưa qua chế biến, cấm xuất khẩu.

Vào thế kỷ 15, ngành công nghiệp cạnh tranh giữa các quốc gia là ngành dệt len, chính phủ Anh đã ban hành luật nghiêm ngặt, nếu ai tự ý xuất khẩu cừu, lông cừu, len sợi thì chặt tay của người đó, tái phạm sẽ bị xử tử. Trong khi hạn chế xuất khẩu tài nguyên trong nước, các nước phương Tây tìm kiếm, kiểm soát nguồn nguyên liệu thô ở các nước thuộc địa.

Vào thế kỷ 19, Anh trở thành nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới bằng cách “nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu các sản phẩm chế tạo”. Sau đó là Mỹ, nhập nguyên liệu thô từ các nước Mỹ Latinh.

Ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng

Theo Guancha, việc khai thác đất hiếm thiếu kiểm soát đã khiến Trung Quốc phải trả một cái giá rất lớn về môi trường. Giang Tây là tỉnh sản xuất đất hiếm quan trọng của Trung Quốc.

Năm 2011, ngành này thu lãi 6,5 tỷ NDT, tuy nhiên, tại Cám Châu, để khôi phục môi trường mỏ quặng, họ phải mất 38 tỷ NDT, gấp 6 lần lợi nhuận khai thác của tỉnh.

Về khai thác đất hiếm, đầu tiên người ta cắt bỏ cây cối và cỏ dại, sau đó bóc đi lớp đất bề mặt, đào lỗ tại chỗ, đổ axit mạnh vào và chiết xuất các nguyên tố đất hiếm. Phương pháp bản địa này từng là phương án khai thác phổ biến ở miền nam Giang Tây. Tình trạng ô nhiễm do phương pháp này gây ra rất khó kiểm soát, nước thải sau chế biến có chứa kim loại nặng và hợp chất ammonium sulfate, dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, tăng hàm lượng phân bón lên đất canh tác khiến cây trồng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chức Trung Quốc. Sau năm 2006, Trung Quốc đã tăng cường quản lý tài nguyên đất hiếm, chuẩn hóa quy trình khai thác và áp dụng hệ thống hạn ngạch xuất khẩu. Mặc dù vậy, nước này vẫn là nhà cung cấp đất hiếm số một thế giới.

Tuy nhiên, sau này, hệ thống hạn ngạch xuất khẩu đã bị hủy bỏ do nhiều nước cáo buộc Trung Quốc giảm xuất khẩu đất hiếm, tăng giá trên thị trường quốc tế và làm tổn hại đến lợi ích của nhiều quốc gia khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới