Tuesday, November 5, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNgân hàng TQ lao đao

Ngân hàng TQ lao đao

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề nhất do coronavirus, cộng hưởng thêm nguy cơ từ các “ngân hàng bóng tối” đe dọa nền kinh tế.

Ngân hàng Trung Quốc thiệt hại nặng nề

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc bị đại dịch coronavirus giáng một đòn đau và cũng gánh chịu thiệt hại từ những biện pháp mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra để chống lại đại dịch này, CNBC đưa tin.

CNBC cho biết, số liệu của các chuyên gia cho thấy, tổng lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc tính theo chỉ số năm đã giảm ít nhất 10%.

Chỉ số lợi nhuận giảm mạnh nhất được ghi nhận ở 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là: Industrial and Commercial Bank of China, China Construction Bank, Agricultural Bank of China, Bank of China và Bank of Communications. Tất cả các ngân hàng này đều công bố báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2020 vào cuối tháng 8 vừa qua.

Đây là kết quả sa sút tài chính nghiêm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời, cả 5 tổ chức tín dụng này đều đang sẵn sàng hứng chịu những khó khăn tiếp theo và viễn cảnh tình hình xấu đi.

Theo giới chuyên gia tài chính quốc tế, sự sụt giảm lợi nhuận là hệ quả của việc phải trích lập dự phòng bổ sung cho các khoản cho vay có thể bị thiệt hại do khách hàng vay giảm sút khả năng thanh toán.

Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các khoản dự phòng được tạo ra thể hiện trong báo cáo như khoản chi phí bổ sung dẫn đến giảm lợi nhuận và giảm vốn tự có của ngân hàng.

Ngoài ra, nhà chức trách Trung Quốc đã ban bố lệnh hạ lãi suất dưới mức thị trường đối với một số loại hình tín dụng chủ yếu, sau khi đặt lên vai các ngân hàng trách nhiệm hỗ trợ nền kinh tế quốc gia trong khủng hoảng do đại dịch coronavirus. Điều này đã khiến doanh thu của toàn bộ hệ thống ngân hàng bị thiệt hại 219 tỷ USD.

Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế

Cộng hưởng với điều này là sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc do đại dịch coronavirus và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ số tăng trưởng GDP cả năm của Trung Quốc sẽ ở mức 1%, đây là mức thấp kỷ lục trong 40 năm qua.

Báo cáo thường niên năm 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh rằng, nợ công của Trung Quốc đã tăng  nhanh nhất trong mười năm qua. Kể từ năm 2010, tổng số nợ theo tỷ lệ so với GDP đã tăng gần 3/4 – vọt lên tới 255% và tổng số nợ vượt quá 20 nghìn tỷ USD.

Do đó, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cảnh báo, cuộc khủng hoảng mới sẽ có thể bắt nguồn từ Trung Quốc. Và cuộc khủng hoảng mới sẽ có quy mô lớn hơn và sẽ tồi tệ hơn so với những khủng hoảng trước đó.

Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc là lớn nhất thế giới. Khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách mở rộng cho vay. Vào năm 2016, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP ở Trung Quốc đạt khoảng 160% và tổng nợ công là 230%.

Là một phần của chương trình chiến lược “Made in China – 2025”, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ồ ạt mua những công ty phương Tây để tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất và trong nỗ lực vượt trước các đối thủ nước ngoài, các công ty Trung Quốc đã tích cực vay tín dụng.

“Ngân hàng bóng tối” hoành hành

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, chỉ riêng trong năm ngoái, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8 điểm %.

Để so sánh, nợ công đã tăng 0,8 điểm %, trong khi nợ hộ gia đình tăng 0,9 điểm %. Đóng góp lớn vào thành tích tồi tệ này là các “ngân hàng đen” của Trung Quốc.

Ngành ngân hàng “bóng tối” (shadow banking) hỗ trợ các công ty Trung Quốc vay tiền đã mở rộng đến một quy mô đáng báo động. Các ngân hàng Trung Quốc ngày càng sẵn sàng tài trợ cho các nhà môi giới và các nhà cho vay, những người đóng vai trò trung gian giữa các ngân hàng và doanh nghiệp.

Kể từ năm 2012, thị trường cho vay của Trung Quốc đã thay đổi, các ngân hàng “bóng tối” đã trở nên nổi tiếng, đặc biệt là các khoản vay giá trị thấp cho cá nhân và cho vay tín chấp.

RELATED ARTICLES

Tin mới