Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgoại trưởng Vương Nghị “thất bại toàn tập”

Ngoại trưởng Vương Nghị “thất bại toàn tập”

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa có chuyến “du ký” 8 nước Châu Âu và đã không đem về két quả nào khả dĩ. Có thể nói đó chuyến Tây du đã thất bại toàn tập”.

Trước đó ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính Trị đặc trách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đã đi một vòng châu Âu để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp Châu Âu-Trung Quốc 14/09/2020. Chuyến đi của ông Dương cũng không được báo chí thế giới đếm xỉa gì. Những tuyên bố xanh rờn về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh chả khác nào đá ném ao bèo.

Không chịu thất bại, ông Vương Nghị nối gót ngay ông Dương. Và rồi thất bại ông rước về có lẽ còn thê thảm hơn cấp trên của mình. Theo chuyên gia và báo chí Pháp nhận xét: miệng lưỡi của Bắc Kinh đã “hết linh”.

Ông Vương Nghị tới Ý với đầy hi vọng, bởi Trung Quốc Tại Ý là thành viên G7 đầu tiên ký kết vào dự án “Con đường Tơ lụa” của nước này vào năm 2019. Thế  nhưng “gáo nước lạnh” đã thình lình dội xuống đầu nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte thẳng thừng từ chối tiếp Vương Nghị, mặc cho phía Trung Quốc tha thiết yêu cầu. Còn ở Đức, ba dân biểu đại diện ba chính đảng đã ký một bức thư chung kêu gọi ngoại trưởng Đức Heiko Maas đừng để Trung Quốc “lợi dụng làm công cụ”. Ngoại trưởng Trung Quốc đã rời Đức, điểm cuối cùng trong chuyến “Tây du ký” mà không có cuộc gặp nào với Thủ tướng Đức Angela Merkel, theo SCMP.

Bẽ bàng hơn nữa, trong lúc Ngoại trưởng Trung Quốc đang ở Châu Âu thì một phái đoàn hùng hậu gần 100 người của Cộng Hoà Séc, do chủ tịch Thượng Viện Milos Vystrcil dẫn đầu, đi thăm Đài Loan trong 5 ngày.

Còn chính phủ Pháp, một nước vốn được xem là Kinh đô ánh sáng với nền văn hóa lâu đời có lẽ tế nhị hơn chăng? Tổng thống Pháp đã dành chút thời gian tiếp ông Vương. Thế nhưng trong tháng 8 vừa qua, Pháp đã cho Đài Loan mở văn phòng đại diện thứ hai tại nước này. Văn phòng đặt tại tỉnh Aix-en-Provence, nơi không có cơ quan ngoại giao Trung Quốc đại lục.

Tờ Le Monde của Pháp chỉ trích: Bắc Kinh đã nêu những luận điểm và số liệu không đúng với sự thật (ý nói tới những phát biểu của Vương Nghị đưa ra để biện minh cho chính sách đàn áp tại Tân Cương và Hồng Kông). Theo ông Vương thì có đến 70% dân Hồng Kông ủng hộ “luật an ninh”, trong khi đó,  một cuộc thăm dò do Viện Nghiên cứu ý kiến Công luận Hồng Kông, rất có uy tín, xác nhận 66% số người được hỏi đã tỏ thái độ kiên quyết chống lại đạo luật an ninh này .

Rõ ràng, lời khẳng định của ngoại trưởng Trung Quốc “Hồng Kông và Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc” không thể nào thuyết phục nổi công luận châu Âu.

Tờ Le Figaro cũng lý giải vì sao Bắc Kinh muốn Donald Trump ngồi thêm ở ghế Tổng thống bốn năm nữa. Và vì sao ban Trung Nam Hải chuẩn bị kế hoạch B nếu Joe Biden và phe thiên tả Mỹ, mà Bắc Kinh rất lo ngại, sẽ chiến thắng. Chuyến công du của Dương Khiết Trì và Vương Nghị  nhằm làm giảm căng thẳng với Châu Âu để “cùng” đối phó với Mỹ, thế những chẳng nước nào muốn “cùng” bắt tay với Trung Quốc trong lúc này. Sao báo chí Trung Quốc lại rêu rao, có những sự “cô đơn vĩ đại”?

Mặc dù dành thời gian tiếp ông Vương, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tuy không cáo buộc các tập đoàn viễn thông Trung Quốc làm gián điệp như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận xét, nhưng tổng thống Pháp không thay đổi lập trường. Theo ông Macron, không có chuyện giao hệ thống trang thiết bị tế nhị cho những công ty ngoài châu Âu.

Vậy là thâm ý của Bắc Kinh muốn ve vãn Châu Âu, muốn “mua thời gian” và giảm nhẹ tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng đã không thành, bởi lúc này Châu Âu đã  quá “mệt mỏi với những lời hứa của Trung Quốc”, theo chuyên gia Noah Barkin thuộc Rhodium Group, một công ty nghiên cứu chính sách.

Đến nay, đã gần bốn năm kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rao giảng những phẩm chất của chủ nghĩa đa phương ở Davos, Châu Âu vẫn luôn chờ đợi những hành động tiếp theo. Berlin và Brussels đã thúc ép Bắc Kinh đồng ý hành động chung về khí hậu trong gần một năm thế nhưng đáp lại vẫn là sự im lặng.

Đặc biệt quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã thay đổi rất lớn từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thế lãnh đạo mới của EU chủ trương cứng rắn hơn với Trung Quốc, trong lúc tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, nhất là trong lĩnh vực y tế.

Không hiểu Bắc Kinh sẽ chào đón hai vị sứ giả đi thăm thú, học hỏi và thương thuyết trở về như thế nào? Nhưng trước sự ghẻ lạnh của 8 nước châu Âu hẳn là dịp để Trung Quốc nghiêm khắc soi lại mình trước gương – tấm gương của hòa bình- hợp tác-hữu nghị trong thời đại mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới