Kết quả 5 nghiên cứu do các nhà khoa học Vũ Hán và Pakistan thực hiện đã được công bố trên các báo cáo khoa học, mỗi nghiên cứu liên quan đến ‘việc phát hiện và xác định đặc điểm’ của ‘các mầm bệnh từ động vật’.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp đón một quan chức quân sự cấp cao của Pakistan, Tướng Kamar Javed Bajwa, tại Bắc Kinh hồi năm 2018
Một nhóm các nhà khoa học về virus corona từ Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) đã tiến hành các thí nghiệm về các loại mầm bệnh nguy hiểm trong chương trình hợp tác với Pakistan trong suốt 5 năm dưới vỏ bọc Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Bắc Kinh, trang The Klaxon đưa tin.
Theo báo cáo của tác giả Anthony Klan, các nhà khoa học Vũ Hán đã tiến hành nghiên cứu các mầm bệnh chết người ở Pakistan kể từ năm 2015, sau tiết lộ hồi tháng trước rằng Trung Quốc và Pakistan đã ký kết một thỏa thuận bí mật kéo dài 3 năm để mở rộng khả năng chiến tranh sinh học.
Kết quả của 5 nghiên cứu do các nhà khoa học Vũ Hán và Pakistan thực hiện đã được công bố trên các bài báo khoa học, mỗi nghiên cứu bao gồm việc “phát hiện và xác định đặc điểm” của “các mầm bệnh từ động vật”.
Mầm bệnh từ động vật là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ động vật sang người. Các nghiên cứu bao gồm các thí nghiệm và giải trình tự bộ gen của Virus Tây sông Nin, MERS-CoV, Virus gây sốt xuất huyết Crimean-Congo, Virus gây hội chứng giảm tiểu cầu và Virus gây sốt Chikungunya.
Hiện tại, vẫn chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin cho những mầm bệnh này, một số trong đó là những virus nguy hiểm nhất và có khả năng lây lan nhất trên thế giới, theo bài báo.
Một trong những nghiên cứu đã gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Tài nguyên Virus Quốc gia Vũ Hán vì đã “cung cấp các tế bào Vero bị nhiễm virus”. Mỗi trong số năm nghiên cứu được thực hiện đều cho biết nó nhận được sự trợ giúp từ “Tổ chức Hợp tác Quốc tế về các Công nghệ An toàn Sinh học Chủ chốt dọc theo Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (China–Pakistan Economic Corridor – CPEC)”.
CPEC là bộ phận cấu thành quan trọng trong dự án cơ sở hạ tầng BRI khổng lồ của Trung Quốc, cả hai dự án này đều được công bố vào năm 2015. BRI đã bị chỉ trích gay gắt là bức màn che cho tham vọng bành trướng thuộc địa của Trung Quốc, tạo bẫy nợ khiến nước kém phát triển phải gánh một khoản nợ khổng lồ, từ đó cho phép Bắc Kinh gây ảnh hưởng. Hai ví dụ điển hình là về Lào và Sri Lanka.
Năm nghiên cứu đã được công bố từ tháng 12/2017 đến ngày 9/3/2020 và dường như xuất hiện trước khi công bố khai trương chương trình sinh học quân sự Vũ Hán-Pakistan mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu không tiết lộ bất kỳ mối liên hệ nào với quân đội Pakistan.
Theo năm nghiên cứu, các mẫu máu được thu thập từ hàng nghìn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pakistan, chủ yếu là những người sống ở vùng sâu vùng xa và làm việc gần động vật, theo The Klaxon.
Trích dẫn các nguồn tin tình báo đáng tin cậy, tờ The Klaxon hồi tháng trước đưa tin rằng Trung Quốc, thông qua Viện Vi-rút học Vũ Hán, đang thử nghiệm các tác nhân sinh học gây chết người ở Pakistan, đồng thời cung cấp “đào tạo sâu rộng về cách thức tinh chỉnh mầm bệnh và chất liệu sinh học” cho các nhà khoa học ở nước này. Đây có thể là động thái “làm giàu một chương trình vũ khí sinh học tiềm năng.
Liên quan đến thỏa thuận bí mật nghiên cứu “các bệnh truyền nhiễm mới nổi” và “việc kiểm soát sinh học đối với các bệnh lây nhiễm” được ký giữa quân đội Pakistan và Trung Quốc, có những lo ngại chủ yếu rằng Islamabad có thể sử dụng công nghệ này trong chiến tranh sinh học hoặc các mầm bệnh chết người có thể vô tình trốn thoát từ các cơ sở thiếu thốn trang thiết bị.
Có cáo buộc cho rằng chương trình này có liên hệ đến “nhiều dự án nghiên cứu lưỡng dụng khác nhau”, tức là chúng có thể có cả ứng dụng quân sự và dân sự.
Trong khi cả Trung Quốc và Pakistan đều bác bỏ các cáo buộc , Islamabad dường như đã xác nhận sự tồn tại của thỏa thuận giữa quân đội và phòng thí nghiệm Vũ Hán và các hoạt động đang được thực hiện trên đất Pakistan, mặc dù không nêu rõ địa điểm.