Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiEU vạch mặt và ngăn chặn thảm họa từ TQ

EU vạch mặt và ngăn chặn thảm họa từ TQ

Khi bước vào cải cách mở cửa Trung Quốc vẫn là nền kinh tế chưa phát triển. Chính vì thế Bắc Kinh tìm mọi cách để các nước đầu tư tài chính và công nghệ. Trung Quốc là một thị trường hơn một tỉ dân vì thế ngay lập tức thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp Mỹ, Nhật và Châu Âu.

Cao uỷ Đối ngoại của EU, ông Josep Borrell

Nhờ chính sách thu hút đầu tư mà kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Một trong những lý do mà Trung Quốc từ một nền kinh tế có công nghệ lạc hậu nhanh chóng trở thành nước có nền công nghệ tiên tiến. Trung Quốc yêu cầu các tập đoàn nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc buộc phải chuyển giao công nghệ cho chính phủ nước này.

Ở Châu Âu, Anh và Đức có quan hệ kinh tế sớm và gắn bó với Trung Quốc. Thủ tướng Đức bà Angela Merkel hàng năm đều có chuyến thăm đến Trung Quốc. Trung Quốc cũng chiếm 50% trao đổi thương mại của Đức với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

Nhưng sau nhiều năm quan hệ kinh tế, Đức bắt đầu lo ngại về việc quá phụ thuộc vào Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế. Đức luôn là nền kinh tế phát triển nhất của Châu Âu luôn cổ vũ khối EU đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Bà Angela Merkel luôn ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế mà Trung Quốc có khúc mắc. Tuy nhiên thái độ thân thiện của bà Angela Merkel với Bắc Kinh cũng không giúp Đức mở rộng thị trường tại Trung Quốc như Đức mong muốn.

Trong khi đó Mỹ là nước tiên phong bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc bắt các tập đoàn đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Tổng thống Donald Trump còn kiên quyết vạch mặt Trung Quốc trong việc đánh cắp công nghệ, sở hữu trí tuệ và làm hàng nhái, hàng giả. Tổng thống Trump cũng đưa ra các đòn trừng phạt thương mại vì qan hệ thương mại bất bình đẳng Mỹ- Trung, yêu cầu các tập đoàn của Mỹ không nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Gần đây Châu Âu mới gia tăng cảnh báo về việc quá phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc và vấn đề nhân quyền của nước này. Ngày 2-9 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tuyên bố “Chúng tôi cần định hình một trật tự toàn cầu lâu dài dựa trên các quy định và hợp tác Quốc tế, chứ không phải dựa trên luật của kẻ mạnh”

Tuyên bố của Ngoại trưởng Đức trên cơ sở Đức đã nhận ra bản chất thật của Bắc Kinh. Từ khi trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, họ đã dùng tiền đầu tư vào các nước Châu Phi, Châu Á, đưa các nước này vào bẫy nợ và buộc phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Với các nước phát triển Trung Quốc đưa ra các điều kiện có lợi cho Trung Quốc chứ không còn kiêng nể như trước đây. Gần đây các cuộc đàm phán thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc đã bị đình trệ.

Mặc dù việc từ bỏ một thị trường lớn như Trung Quốc khiến các doanh nghiệp của Đức có phần ngần ngại, nhưng chính phủ Đức vẫn kiên quyết đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Chiến lược này chắc chắn sẽ mang đến nhiều khó khăn cho Trung Quốc. Ngoài ra Đức còn tham gia lên án về các khoản nợ khổng lồ đang đè nặng lên các nước tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Đức cũng đang tích cực cùng Mỹ và nhiều nước khác phản đối vấn đề vi phạm nhân quyền, vấn đề Luật an ninh Hồng Kông của Trung Quốc.

Anh, Pháp cũng đang bắt đầu “Chặn” gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc (Huawei) tham gia vào dự án mạng 5G. Còn Đức đang lên kế hoạch với Pháp để triển khai chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương cho toàn khối EU.

Việc Mỹ, Đức, Anh, Pháp và nhiều nước khác cùng nhau vạch mặt Trung Quốc, ngăn chặn kẻ khổng lồ bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý để cứu cả thế giới khỏi thảm họa Bắc Kinh là cần thiết.

RELATED ARTICLES

Tin mới