Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChuẩn bị xét xử vụ đưa người vượt biên sang TQ

Chuẩn bị xét xử vụ đưa người vượt biên sang TQ

Cả 3 đối tượng Khánh, Liễu và Hằng đã câu kết với nhau để đưa công dân Việt Nam vượt biên sang Trung Quốc lao động trái phép. Hành trình vượt biên của những công dân này cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, rủi ro.

Các bị cáo Lê Thị Khánh, Vũ Thị Liễu và Trần Thị Thu Hằng tại phiên tòa.

Ngày 14.9, TAND thị xã Buôn Hồ đã mở phiên tòa sơ phẩm tuyên phạt bị cáo Lê Thị Khánh (SN 1973, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) 9 năm 6 tháng tù giam và Vũ Thị Liễu (SN 1969, trú ở Lạng Sơn) 7 năm tù về tội ”Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”; Trần Thị Thu Hằng (SN 1966, xã Ea Drơng, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk) lãnh 6 năm tù về tội ”Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Ngấm ngầm móc nối với nhau

Vào năm 2013, Lê Thị Khánh đi lao động xuất khẩu sang Ma Cao (Trung Quốc). Tại đây, Khánh được một số người Việt Nam (không rõ nhân thân, lai lịch) cho số điện thoại Vũ Thị Liễu và thông tin rằng người này có thể đưa người đến đường biên giới để đi sang Trung Quốc.

Đến năm 2017, Khánh liên hệ với Liễu để nhờ đưa đến đường biên giới Việt Nam vào Trung Quốc để lao động.

Sau đó, Khánh gặp Liễu tại chợ Chi Ma (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) và được Liễu dẫn đến đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, vượt biên đi lao động thành công.

Khánh và Liễu còn thỏa thuận khi nào có người muốn vượt biên thì Khánh sẽ thông báo cho Liễu để chở khách với mức phí là 100.000 đồng/người.

Tiếp đó, Trần Thị Thu Hằng về thăm quê ở Hà Tĩnh thì gặp Khánh nên đã nhờ đưa chồng và con trai vượt biên.

Cả 3 người này đã móc nối với nhau để đưa công dân trong nước có nhu cầu sang Trung Quốc lao động trái phép.

Đưa hàng chục người vượt biên trái phép

Những người có nhu cầu sang Trung Quốc lao động sẽ chủ động liên hệ trực tiếp với Khánh hoặc thông qua Hằng để trao đổi với Khánh về việc đi sang nước bạn. Khánh sẽ điện thoại cho chủ lao động bên Trung Quốc để hỏi nhu cầu và số lượng người sang lao động.

Thỏa thuận xong, Liễu thông báo sẽ đưa người đi đến TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) và nhờ Liễu đón họ tại chợ Chi Ma (Lạng Sơn) để vượt biên sang Trung Quốc.

Tiếp theo, Khánh liên lạc với một người đàn ông Trung Quốc (không rõ nhân thân, lai lịch) để người này đón những người vượt biên. Những người này sẽ đến xưởng lao động mà Khánh đã liên hệ trước đó.

Sau đó, Khánh và Liễu đều liên lạc lại với nhau để thông báo rằng những công dân đã vượt biên an toàn.

Trong một diễn biến liên quan, năm 2018, Khánh đã trao đổi Hằng rằng, nếu tìm được người để Khánh đưa đi Trung Quốc lao động thì sẽ trả công với số tiền 2.000.000 đồng/người.

Tuy nhiên, việc Hằng giới thiệu người có nhu cầu đi lao động tại Trung Quốc với Khánh không phải vì mục đích hưởng lợi. Khánh chưa trả cho Hằng bất kỳ khoản tiền nào từ việc môi giới người có nhu cầu đi lao động tại Trung Quốc.

Hằng chỉ việc thông báo thời gian, chi phí, đặt xe cho người đi từ Đắk Lắk đến Hà Tĩnh để gặp Khánh và nhận tiền ”dịch vụ” rồi chuyển lại Khánh.

Từ tháng 8.2018 đến tháng 4.2019, Khánh cùng Liễu đã 8 lần tổ chức cho 21 người Việt Nam (26 lượt vượt biên trái phép) sang Trung Quốc lao động. Trong đó, Hằng đã tham gia tổ chức, môi giới cho 6 lượt người Việt Nam vượt biên trái phép.

Tổng cộng, Lê Thị Khánh đã hưởng lợi bất chính số tiền hơn 43 triệu đồng; Liễu hưởng lợi được số tiền 1.450.000 đồng. Hằng không được hưởng bất kỳ khoản tiền nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới