Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBài toán khó cho nhân sự của TQ

Bài toán khó cho nhân sự của TQ

Mới đây, có kênh truyền thông Anh đã chỉ ra rằng báo cáo điều tra độc lập về đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể mang lại tai họa cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Trước áp lực to lớn của quốc tế, Bắc Kinh phải đối mặt với hai lựa chọn, đó chính là thay thế ông Tập, còn nếu ông Tập không chịu từ chức, ĐCSTQ sẽ sụp đổ trong đấu đá nội bộ. 

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19, bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào đầu năm nay, do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh đã khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, tạo nên thiệt hại to lớn về sức khỏe, tính mạng, kinh tế, chính trị và văn hóa… của người dân ở tất cả các quốc gia.

Tính đến 9h00 ngày 18/9/2020, theo thống kê của Worldometers đã có 30.338.614 người nhiễm virus Vũ Hán và 950.377 người tử vong. Vì chính quyền Trung Quốc luôn che giấu dữ liệu dịch bệnh, thế nên giới phân tích bên ngoài nhận định nếu tính cả dữ liệu thực tế ở Trung Quốc, thì con số cao hơn rất nhiều so với dữ liệu công khai hiện giờ.

Chuyên gia Dai Ming có bài bình luận trên NTDTV, kết luận rằng. Trước làn sóng lên án của cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đã viện đến đủ các thủ đoạn như: vu oan giá họa, đùn đẩy trách nhiệm, ngoại giao khẩu trang, ngoại giao sói chiến, và chi ra 2 tỷ đô-la Mỹ để ngăn chặn dịch bệnh tại cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới… nhưng vẫn không thể xoa dịu làn sóng phẫn nộ của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, 194 quốc gia thành viên đã nhất trí triển khai các cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán và các động thái ứng phó ban đầu của ĐCSTQ, dự kiến báo cáo điều tra sẽ được công bố vào tháng 11.

Cựu sĩ quan quân đội Anh, kiêm cố vấn quốc phòng đương nhiệm Nicholas Drummond ngày 12/9 cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với trang tin tức Daily Express của Anh rằng báo cáo tạm thời liên quan đến cuộc điều tra độc lập về virus viêm phổi Vũ Hán có thể mang lại tai họa cho người lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình.

Ông Drummond tin rằng một khi kết quả của cuộc điều tra độc lập “trồi lên mặt nước”, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hai sự lựa chọn:

Dưới áp lực của liên minh quốc tế, ông Tập Cận Bình buộc phải từ chức, hoặc ĐCSTQ sẽ bước vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới với các nước phương Tây. Bởi dịch bệnh không chỉ định hình lại mối quan hệ giữa ĐCSTQ với  Vương quốc Anh, mà còn định hình lại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với cả thế giới.

Nếu Bắc Kinh muốn thiết lập lại quan hệ với các nước phương Tây và làm cho mối quan hệ Trung Quốc – phương Tây tiến triển theo chiều hướng tích cực, chính quyền Trung Quốc cần phải thay thế ông Tập Cận Bình.

 
Nếu đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc mà còn làm lung lay vị thế của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế, chế độ Bắc Kinh sẽ phải tỏ thái độ bằng cách thay thế người lãnh đạo đương nhiệm.Nếu ông Tập từ chối từ chức, có thể xảy ra cuộc đấu đá tranh giành quyền lực nội bộ và ĐCSTQ có thể sụp đổ từ bên trong.Trên thực tế, liên quan đến việc thay thế người lãnh đạo đương nhiệm trong nội bộ ĐCSTQ mà nói, nhiều nhà phê bình cho rằng dẫu Tập có từ chức hay không cũng không thay đổi được bản chất tà ác của ĐCSTQ, đổi một người khác lên thay thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Có lẽ ông Tập là ứng cử viên thích hợp nhất cho vị trí lãnh đạo cuối cùng đẩy nhanh sự diệt vong của ĐCSTQ.Ông Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) trong một bài viết có tiêu đề “Tập Cận Bình được nhận định là người khiến ĐCSTQ diệt vong” có nói, trong tất cả các lãnh đạo ĐCSTQ, Tập Cận Bình được coi là người có mối lo vong đảng nhiều nhất.
 
Chiến dịch chống tham nhũng trong 5 năm đầu nhiệm kỳ của ông Tập được đẩy mạnh dưới danh nghĩa cứu đảng, phương thức thống trị được áp dụng trong đảng cũng là trước nay chưa từng có, cuộc chiến quy mô lớn “đả hổ diệt ruồi” đến nay vẫn chưa dừng lại.Tuy nhiên, dù cơ cấu lại ĐCSTQ như thế nào thì càng chống tham nhũng càng thêm tham nhũng, cộng thêm biếng nhác chính trị lan tràn, sắc lệnh chính trị không ra khỏi Trung Nam Hải. Từ sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 19, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa chấm dứt, dịch tả lợn, đại dịch viêm phổi Vũ Hán và lũ lụt lần lượt kéo đến, khiến kinh tế Trung Quốc rơi vào cục diện khó khăn, toàn bộ xã hội tràn ngập nguy cơ, nhưng người thực sự ngồi trên miệng núi lửa lại là người chấp chính hiện nay.
 
Ông Tập được gọi là kẻ đang tăng tốc quá trình diệt vong của ĐCSTQ, đường một chiều điên cuồng, vậy nên cư dân mạng đã gọi ông là “tổng gia tốc sư”.Đặc biệt kể từ sau khi virus viêm phổi Vũ Hán lan rộng toàn cầu, các hành vi “gia tốc” của ông Tập ngày càng gia tăng, bao gồm việc nhân lúc thế giới đang căng thẳng chống dịch mà “đục nước béo cò”, gây hấn khắp nơi, liên tục đưa máy bay quân sự và tàu chiến đến các vùng biển Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông để “phô trương sức mạnh”. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công tàu cá Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan.Đáng chú ý nhất là việc bùng phát xung đột biên giới lớn nhất mấy chục năm qua với Ấn Độ khiến quan hệ Bắc Kinh với các nước láng giềng ngày càng xấu đi. Chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ, nhất là áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông đã khiến phương Tây nổi giận, một liên minh thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo đang siết chặt ĐCSTQ.
 
Trước tình thế nghiêm trọng về mọi mặt ở trong nước và quốc tế, lợi ích của các phe phái nội bộ ĐCSTQ bị tổn hại, các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng càng trở nên gay gắt hơn, khiến quyền lực của ông Tập Cận Bình đang chịu sự đe dọa, trước mắt đã rơi vào tình thế khó khăn không thể thoát ra.Bà Thái Hà, cựu giáo sư tại trường Đảng Trung ương Trung Quốc, gần đây đã phân tích một số khả năng dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của ĐCSTQ. Bà tin rằng khả năng lớn nhất là chế độ thống trị dựa trên khủng bố và bạo lực này, do không ngừng tạo ra các mâu thuẫn bên trong, cuối cùng dưới áp lực cao độ theo dây chuyền từ trên xuống, mọi người đều không chịu đựng thêm nữa, sẽ khiến nó sụp đổ ngay từ bên trong.
RELATED ARTICLES

Tin mới