Thêm vào đó, tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đã cao hơn ngưỡng an toàn. Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, dịch bệnh, thảm họa lũ lụt và các yếu tố khác, ngân sách tài chính trên khắp Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực rất lớn.
Trùng Khánh 18/8/2020
Dữ liệu khảo sát cho thấy trong 7 tháng đầu năm nay, 60% trong số 176 tỉnh và thành phố của Trung Quốc có doanh thu tài chính tăng trưởng âm, trong đó Tương Dương, thành phố công nghiệp lớn thứ hai tỉnh Hồ Bắc giảm 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng trưởng âm
Theo một báo cáo tài chính vào ngày 20/9 của truyền thông đại lục, số liệu cho thấy, trong số 176 thành phố, có 74 thành phố đạt được mức tăng trưởng dương chủ yếu tập trung ở Phòng Thành Cảng cùng một số nơi khác ở Quảng Tây và Vân Phù cùng một số nơi khác ở Quảng Đông. 102 thành phố có tăng trưởng âm.
Những số liệu trên chỉ hạn cuộc trong 176 thành phố trong tổng số 684 thành phố của Trung Quốc. Có sự khác biệt lớn giữa các thành phố ở Trung Quốc, ví như thành phố trực thuộc trung ương với cấp hành chính cao nhất không thể so sánh với thành phố cấp địa phương, nên một số khu vực không được thống kê vào dữ liệu được thông báo.
Trong số 102 thành phố có mức tăng trưởng âm, 20 thành phố đã có biên độ giảm nhiều hơn 10%. Ví dụ các thành phố ở trung tâm của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hồi đầu năm như: Tương Dương, Thập Yến, Kinh Châu và Vũ Hán được xếp ở bốn vị trí cuối. Trong đó, Tương Dương giảm 47,2%, Thập Yến giảm 36,3% và Vũ Hán giảm 30,5%.
Tương Dương là thành phố nơi tập trung các xí nghiệp quân đội cấp ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố này đứng sau Vũ Hán.
Ngành công nghiệp ở Vũ Hán chủ yếu là luyện kim, ô tô và các ngành công nghiệp khác. Giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố Vũ Hán gần bằng Thượng Hải và Trùng Khánh.
Ngoài ra, một số thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, bao gồm Đại Liên, Cáp Nhĩ Tân cũng bị ảnh hưởng khá lớn do dịch bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, dự tính doanh thu của toàn thành phố Cáp Nhĩ Tân đã giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giáo sư tại Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc Thi Chính Văn (Shi zhengwen) cho rằng, trước mắt việc mua bán đất ở địa phương đã hiện ra trạng thái “băng hỏa lưỡng trọng thiên” (để tả hoàn cảnh có tương phản lớn trong một thời gian ngắn). Để bù đắp cho khoản doanh thu bị giảm sút, một số nơi đã đẩy mạnh việc bán đất, do đó doanh thu từ việc bán đất cũng tăng lên đáng kể. Tại các khu vực kém phát triển khác, thị trường bất động sản ảm đạm hơn và đất không dễ bán.
Tỷ lệ thâm hụt tài chính vượt xa ngưỡng an toàn
Vào tháng 4 năm nay, ĐCSTQ đã chính thức thông báo rằng, GDP trong quý đầu tiên đã giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 20,65 nghìn tỷ nhân dân tệ. Cùng kỳ, ngân sách công quốc gia thâm hụt 930 tỷ nhân dân tệ. Dựa trên cơ sở này, tỷ lệ thâm hụt ngân sách ước tính vào khoảng 4,5%, đây là mức thâm hụt cao kỷ lục và cao hơn 3% so với mức an toàn.
Nếu tính cả quỹ chính phủ quốc gia có mức thâm hụt khoảng 710 tỷ nhân dân tệ (doanh thu 1,26 nghìn tỷ – chi 1,97 nghìn tỷ) thì tổng quy mô thâm hụt lên tới 1,64 nghìn tỷ, và tỷ lệ thâm hụt tài chính trong quý là gần 8%. Số tiền thâm hụt trong một quý này đã bằng hơn một nửa tổng số thâm hụt 2,76 nghìn tỷ trong cả năm 2019.
Đấy là các khoản nợ nước khác của ĐCSTQ và khoản nợ các dự án của địa phương đều không được tính vào thâm hụt tài chính.
Vương Kiếm (Wang Jian), một nhân viên truyền thông tài chính cấp cao của Trung Quốc phân tích rằng, mặc dù ĐCSTQ tuyên bố sẽ khởi động lại nền kinh tế vào đầu tháng 3, nhưng xem ra kết quả rất kém. Ban đầu kỳ vọng nền kinh tế sẽ được phục hồi, nhưng không ngờ đó lại sụt giảm ngoài dự tính.
Từ dữ liệu tài chính mới nhất, ông Vương ước tính rằng, GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm hơn 10%.