Monday, December 23, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ sẽ ra sao khi quyết đối đầu với Mỹ

TQ sẽ ra sao khi quyết đối đầu với Mỹ

Trung Quốc thẳng thắn đả kích Mỹ ở Liên Hợp Quốc sau khi giành phần thắng ở hàng loạt cuộc đối đầu thương mại, công nghệ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 (UNGA 75) đã chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Trong các bình luận quanh chuỗi sự kiện này, phía Bắc Kinh đã gửi đi các tuyên bố nhằm vào Washington: không e dè trước tâm thế “nước lớn” của Mỹ.

Trong bài phát biểu ghi hình sẵn được phát tại phiên khai mạc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công kích gay gắt Trung Quốc về cách ứng phó với COVID-19.

“Chúng tôi đã phát động cuộc chiến khốc liệt để chống lại kẻ thù vô hình: virus Trung Quốc. Chúng ta phải buộc quốc gia này chịu trách nhiệm khi để dịch bệnh này lan khắp thế giới” – Tổng thống Mỹ Donald Trump nói.

Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc “là nước đã gây ra bệnh dịch này cho thế giới” và LHQ phải khiến Trung Quốc và WHO chịu trách nhiệm.

Ông cho rằng Mỹ “đã chống lại sự lạm dụng thương mại của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ” và trong khi Mỹ đã giảm lượng khí thải Carbon nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong Hiệp định Paris, Trung Quốc đã thải hàng triệu tấn nhựa, rác ra đại dương, đánh bắt quá mức vùng biển các quốc gia khác, phá hủy dải san hô và thải ra không khí nhiều thủy ngân độc hại.

Tổng thống Mỹ cũng tái khẳng định quan điểm “Nước Mỹ trước tiên”, lập trường kiên định của ông trong suốt nhiệm kỳ và chiến dịch tái tranh cử.

Trong khi đó, đại diện Trung Quốc đã kịch liệt lên án “chủ nghĩa bá quyền” trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Trong video phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích “những hành vi theo chủ nghĩa biệt lệ hoặc tiêu chuẩn kép”, khẳng định không nước nào “được phép làm bất cứ điều gì họ thích và trở thành bá chủ hay kẻ bắt nạt của thế giới”.

Tuy nhiên, khác với ông Trump, ông Tập không nêu đích danh Mỹ, cũng không đưa ra những ngôn từ gay gắt, “đao to búa lớn” nhằm công kích đối thủ. Ông kêu gọi chủ nghĩa đa phương, hòa bình và hợp tác, đề nghị thế giới tránh “sự kỳ thị” và tôn trọng “vai trò toàn quyền” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, trong việc lãnh đạo thế giới thoát khỏi đại dịch.

“Chúng ta nên nghe theo hướng dẫn của khoa học, hãy để WHO toàn quyền thực hiện vai trò lãnh đạo và phát động phản ứng quốc tế chung với đại dịch này. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chính trị hóa vấn đề này hay gieo rắc kỳ thị đều phải đẩy lùi” – ông Tập nói.

Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi các nước không nên lảng tránh thách thức của toàn cầu hóa, đồng thời thêm rằng cần tôn trọng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ quan mà ông Tập cho rằng Mỹ đang cố tình “gây khó dễ” khi từ chối bổ nhiệm thành viên mới của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp.

Sau đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cáo buộc Mỹ gây rối thế giới. Đại sứ Trung Quốc nói: “Tôi phải nói quá đủ rồi. Nước Mỹ đã gây đủ rắc rối cho thế giới rồi. Thật đáng tiếc, một lần nữa chúng ta lại nghe thấy những tiếng om sòm từ Mỹ, rất trái ngược với bầu không khí của cuộc họp”.

Những phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc và quan chức ngoại giao nước này đã cho thấy sự phản bác và đáp trả nhân nhượng từ Bắc Kinh trước những cáo buộc đến Washington. Tại tổ chức quốc tế này, Trung Quốc từ vai nạn nhân đã thẳng thắn đối đầu với Mỹ, sẵn sàng chỉ trích chủ nghĩa bá quyền mà chính quyền ông Donald Trump đang duy trì.

Một trong số các lý do để Bắc Kinh có thể thẳng thắn “bật” lại những phát biểu của Washington có thể đến từ việc nước này đã có những kết quả khả quan trong cuộc đối đầu với Washington trên mặt trận thương mại và công nghệ.

Tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố có quan hệ thân thiết với Chủ tịch Trung Quốc nhưng đã bắt đầu cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh. Cả hai bên đã tiến hành các biện pháp đánh thuế rồi trả đũa và tiến tới thỏa thuận theo các giai đoạn. Giai đoạn đầu đã đi được 2/3 chặng đường, bao gồm việc mua nhiều hơn các sản phẩm nông sản, năng lượng của Mỹ nhưng cho đến nay, Mỹ đang ở thế bị động là… chờ các thương nhân Trung Quốc đến mua hàng cho đủ các số lượng đã cam kết.

Trong lúc chờ đợi Bắc Kinh thực hiện các cam kết thương mại, Mỹ tiếp tục thực hiện các động thái gây sức ép với các công ty công nghệ Trung Quốc hòng thúc đẩy một thỏa thuận giai đoạn 2. Tuy nhiên, Washington dường như đã nhanh chóng thua cuộc.

Đến thời hạn ngày 15/9, gã khổng lồ công nghệ viễn thông Huawei không còn quyền mua bất kỳ con chip nào có sử dụng dây chuyền hay bằng sáng chế của Mỹ nữa. Ngay khi mọi cánh cửa tưởng chừng đã khép lại với Huawei, Chính phủ Mỹ đã ném ra một chiếc phao cứu mạng vô cùng bất ngờ. AMD và Intel, 2 ông lớn chip của Mỹ, đã trở thành công ty đầu tiên được Bộ Thương mại Mỹ cho phép được “kinh doanh” với Huawei.

Trước đó, các công ty viễn thông Trung Quốc, các ứng dụng công nghệ Trung Quốc cũng chịu sức ép kịch liệt từ chính quyền Tổng thống Trump. Nhưng mới đây, ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc là TikTok cũng đã được các công ty Mỹ mua lại.

Thương chiến đình chỉ, cuộc chiến công nghệ gần như thắng thế, Trung Quốc dường như đã có được vị thế chắc chắn trong cuộc chiến với cường quốc hàng đầu thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới